Google Map
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Liên kết mạng xã hội
Quảng cáo
385 385 hinh Lễ Húy kỷ82 ưassa Lễ Huý kỵ 382 383 383 hinh
Thống kê truy cập
Hình ảnh hoạt động
Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 385 Lễ Huý kỵ 385 Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ hinh Lễ Húy kỵ 382 Lễ Huý kỵ 384 Lễ Huý kỵ 385
Liên kết website

“… Hai lũy Trường Dục (1630), lũy Nhật Lệ (1631) do Tổng công trình sư Lộc Khê Hầu vạch ra “đồ bản và trực tiếp chỉ huy thi công xây lũy”, đã giữ một vai trò rất quan trọng trong chiến tranh với họ Trịnh, và chính nhờ hai công trình kiến trúc ấy mà các Chúa Nguyễn đã đẩy lui tất cả các cuộc xâm nhập của quân Trịnh” từ Đàng Ngoài.

 

“Khôn ngoan qua được Thanh Hà

 

Dẫu rằng có cánh khó qua lũy Thầy”

 

 

 

BẢN ĐỒ HỆ THỐNG "LŨY THẦY" TẠI QUẢNG BÌNH

 

Người ta phải tự hỏi vì sao chỉ phòng thủ ở Quảng Bình mà thôi, quân Trịnh có thể đổ bộ ở một nơi nào khác rồi kéo đến Phủ Chúa Nguyễn ở Phước Yên, ở Kim Long, ở Phú Xuân sao? Quân Trịnh không thể đổ bộ vào một hải cảng nào ở phía Nam Thuận Hóa, ở Thị Nại, ví dụ như vua Lê Thánh Tông đã làm, vì bấy giờ Chiêm Thành còn có lực lượng, sợ bị kẹp vào giữa hai lực lượng Chiêm, Nguyễn thì không có đường thoát. Quân Trịnh cũng không thể đổ bộ ở một hải cảng nào gần hơn, như cửa Việt, cửa Eo (hoặc gọi là Noãn, tức cửa Thuận An ngày nay) để rồi lên sông Quảng Trị hay sông Thuận An, vì các sông này chật hẹp, chiến thuyền lớn vào không tiện, vả lại không binh gia nào lại đem quân xông thẳng vào kinh đô của địch, là nơi sự phòng thủ chắc phải nghiêm ngặt nhất. Vậy muốn đánh Thuận Hóa ắt phải đánh sông Nhật Lệ, đổ bộ lên đất Quảng Bình, rồi từ đó quân bộ, quân thủy mới chia ra mà đi công kích. Vì đó mà Quảng Bình phải làm đất chiến trường cho hai họ Trịnh Nguyễn suốt nửa thế kỷ, trên đó hai lũy Trường Dục và Nhật Lệ là đối tượng của hai bên, bên này cố giữ đến cùng, bên kia cố lấy cho được.

 

Lũy Trường Dục là một trường thành bằng đất, bắt đầu từ làng Trường Dục, dưới chân núi Trường Sơn, chạy tới phá Hạc Hải (Thạch bàn Hải nhi). Lũy dọc theo sông Rào Đá, đến chỗ giáp sông Nhật Lệ, lại sông này ngược lên tả ngạn đến làng Quảng Xá, đi qua địa phận các làng Trường Dục, Xuân Dục, Cổ Hiền, tới Đình Thôn. Lũy dài 2.500 trượng (khoảng 10 đến 12 cây số), có nơi cao đến 3 thước tây, chân rộng từ 6 đến 8 thước tây. Phòng quân Trịnh vượt qua được sông Nhật Lệ mà tiến lên thì phía tây gặp núi non hiểm trở, không qua được, phía đông là đồng bằng, nay là phá Vạn Xuân quanh năm bùn lầy, rồi đến một bãi cát lớn. Ở giữa phá Vạn Xuân và bãi cát có một khoảng đất, đường quốc lộ ngang qua đó, trên khoảng đất này Chúa Nguyễn đặt nhiều công cuộc phòng thủ. Trong lũy Trường Dục có dinh để các quan ở, các trại lính và kho lương, theo hình chữ dĩ ở trong chữ hồi, nên lũy này còn gọi là “Hồi văn lũy”.

 

Lũy Trường Dục là để giữ con đường núi và chặn ngang đường tiến lên của quân địch đã đổ bộ được sông Nhật Lệ. Vì đó, năm sau, Lộc Khê hầu lại đắp lũy Động Hải, cách lũy Trường Dục 20 cây số, về phía Bắc. Núi Đâu Mâu là một rặng núi lớn, từ núi Trường Sơn chạy ngang ra, ở chỗ đắp lũy rặng Trường Sơn chia ra làm hai dãy đồi, dãy thứ nhất chạy đến sông Nhật Lệ, ở địa phận làng Văn La (sử gọi là làng Cẩm La, thường gọi là Cồn Hầu), dãy thứ nhì chạy đến bờ biển, khoảng 15 cây số về phía Bắc, ở địa phận làng Phú Hội, thường gọi là Kẻ Địa. Hai dãy đồi ấy như hai cái càng cua ôm lại một đồng bằng rộng bùn lầy, hình bán nguyệt, mùa đông đầy nước không qua được. Thành Đồng Hới ở giữa đường kính nối hai đầu cái bán nguyệt đó. Lũy Động Hải được xây dựng trên một đường từ cửa Nhật Lệ, ban đầu chạy xiên về phía Nam, rồi rẽ sang phía tây, cho đến rặng núi Đâu Mâu, cắt ngang chính giữa đồng bằng nói trên. Phía bắc có con sông Lệ Kỳ khá rộng và hai bờ đều là bùn lầy.

 

Lũy Động Hải dài 3.000 trượng (12 cây số), cứ cách một trượng đặt một khẩu súng khóa sơn, 3 hay 5 trượng lại xây một pháo đài, đặt một khẩu súng nòng lớn, lũy cao 1 trượng 5 xích (6 thước tây), mặt ngoài đóng gỗ Lim, trong đắp đất làm 5 cấp, voi, ngựa có thể đi được.

 

Quân Trịnh từ Bắc vào chỉ có thể dùng hai con đường: phía đông là đường theo bờ biển, nghĩa là dọc theo quốc lộ 1A ngày nay, phía tây là đường núi, đồng bằng làng Võ Xá bùn lầy không cho họ tiến vào khoảng giữa được. Ở hai đầu lũy, có đặt những đồn phòng thủ. Phỏng như quân Trịnh có hạ được đồn phía bắc lũy Động Hải, họ tiến vào bằng đường bộ và đường thủy, nhưng thường họ tập trung vào cửa Nhật Lệ, rồi từ đó bộ binh và thủy binh phối hợp cuộc tấn công. Họ vấp phải lũy Động Hải và nhiều công cuộc phòng thủ khác nữa, và phải đương đầu ngay với hạm đội của Chúa Nguyễn đậu trên sông Nhật Lệ. Cửa sông, lòng sông lại có dây lớn hoặc xích sắt giăng chặn. Nhưng phỏng quân Bắc vượt được các trở ngại, hạm đội họ lên sông Nhật Lệ, còn bộ binh thì qua lũy Động Hải, theo đường bộ kéo vào Nam. Thì ở đây họ gặp phải đồn binh hiểm yếu của Dinh Mười là lỵ sở hành chính và quân sự của Quảng Bình, ở trên địa phận làng Võ Xá hiện nay. Nơi này dài nhiều cây số, và ở phía bắc và phía nam đều có những đồn binh bảo vệ. Năm Mậu Tý (1648), quân Trịnh chiếm được Động Hải và dinh Quảng Bình (Dinh Mười) nhưng họ không thắng được, vì ở phía tây còn có lũy Trường Dục bẻ gãy mọi cố gắng tiến lên của họ. Xem thế thì tuy lũy Trường Dục và lũy Động Hải đã được kiến trúc hai lần, trong hai giai đoạn, nhưng vẫn tạo thành một hệ thống phối hợp với nhau.

 

Lũy Động Hải còn gọi là Trường lũy (lũy dài) hoặc là Nhật Lệ lũy vì nó nằm trên tả ngạn sông này, hoặc trấn Ninh lũy, ấy là lấy tên làng ở phía đông mà gọi, thường thì gọi là lũy Thầy, vì Đào Duy Từ xứng đáng là “Thầy Chúa” đắp lên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIA DI TÍCH LỊCH SỬ "LŨY THẦY" TẠI QUẢNG BÌNH

 

Ngoài lũy Trường Dục và lũy Động Hải (Nhật Lệ), là hai lũy lớn, còn nhiều công trình phụ thuộc mà các Tướng sẽ tùy theo nhu cầu, kiến trúc thêm để bổ túc cho việc phòng thủ. Chúng ta sẽ lần lượt thấy “Lũy Trường Sa” đắp lên năm Quý Dậu (1633) trên bãi cát giữa Động Hải và Cửa Tùng để đối phó với quân địch khi họ không đổ bộ ở cửa Nhật Lệ mà theo đường thủy xuống phía nam, đổ bộ lên bờ biển ở phía bắc Cửa Tùng; lũy Trấn Ninh kiến trúc năm Nhâm Dần (1662) để bảo vệ phía đông lũy Động Hải mà giữ đường biển. Chính lũy Trấn Ninh này trong chiến cuộc năm Nhâm Tý (1672), quân Trịnh đã cố gắng đánh trong mấy tháng, hy sinh rất nhiều, nhưng không hạ được, vì sự chống giữ kiên cường của Nguyễn Hữu Dật, rồi phải rút về và từ đó nghỉ binh, mặc nhiên chấp nhận sông “Gianh” làm giới tuyến giữa hai miền Nam, Bắc.

ĐÀO DUY LỘC (sưu tầm - biên soạn)

(Theo Sử Việt)