Google Map
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Liên kết mạng xã hội
Quảng cáo
385 385 hinh Lễ Húy kỷ82 ưassa Lễ Huý kỵ 382 383 383 hinh
Thống kê truy cập
Hình ảnh hoạt động
Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 385 Lễ Huý kỵ 385 Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ hinh Lễ Húy kỵ 382 Lễ Huý kỵ 384 Lễ Huý kỵ 385
Liên kết website

CHUYỆN THẦY CỦA CHÚA SÃI

 

Suy tư về Đào Duy Từ nhân Lễ Huý kỵ cụ lần thứ 382 tại Đền thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, thôn Cự Tài 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

 

Thời quân chủ chuyên chế các hoàng tử, công tử, công chúa, công nữ được dạy dỗ chu đáo và thầy của họ là những người có học vấn uyên thâm. Trong lịch sử có một người không trực tiếp dạy vua, chúa nhưng được tôn vinh là thầy của vua, chúa-đó là Đào Duy Từ, thầy của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.

 

Đào Duy Từ sinh ra tại làng Hoa Trai, xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh GiaThanh Hoa
(nay là làng Giáp Nỗ, xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa). Ông học giỏi, thi Hương năm Quý Tỵ 1593 đời Vua Lê Thế Tông (1567-1599) đậu á nguyên và thi Hội sém là tiến sỹ hoặc phó bảng, nhưng rồi bị lột sạch bằng cấp và mũ áo do việc đổi họ bị phát giác vì ông vốn con nhà hát xướng mà tục lệ Triều Hậu Lê thì con cái những người làm nghề hát xướng không được đi thi.

 

Sau hoạ đổi họ, ông ẩn nhẫn chờ thời đến năm 1625 mới vào Bình Định phát tâm phò Chúa Sãi. Chính Khám lý Trần Đức Hòa, người thân cận của Chúa Sãi mến mộ tài năng ông mà gả con gái cho và tiến cử ông cho Chúa Sãi vào năm 1627. Ngay lúc diện kiến Chúa Sãi Đào Duy Từ liền đưa ra sách lược giữ nghiệp gồm năm điểm chính:

 

(1) Thống nhất giang sơn: Ông khuyên Chúa Sãi nên nối nghiệp Tiên Vương Nguyễn Hoàng, diệt Chúa Trịnh để thống nhất sơn hà.

 

(2) Mở mang bờ cõi: Đánh chiếm Chiêm Thành để mở mang bờ cõi phương Nam, làm thành một nước rộng lớn hơn Đàng Ngoài của Chúa Trịnh.

 

(3) Phát triển dân số và dân sinh: Chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang để sản xuất nông nghiệp; trước là có nhiều thóc gạo làm lương thực, sau là có nhiều người để tăng quân số. Giảm bớt sưu thuế cho dân đỡ khổ, nâng cao đời sống của dân, giúp đỡ họ làm ăn cày cấy, buôn bán. Mở nhiều trường học, ra lệnh cho mọi người đều phải đi học, dân có biết chữ mới biết yêu nước thiết tha. Làm được như thế dân không bị áp bức, lại được sống sung túc thì bao giờ cũng tận tâm phò Chúa.

 

(4) Chỉnh đốn nội trị: Chọn người tài giỏi có công tâm không kể thân sơ ra giúp nước còn những kẻ tham nhũng thì trừng phạt và thải hồi.

 

(5) Xây dựng quân đội: Muốn cho quân đội hùng hậu phải mộ thêm lính, xây đắp đồn lũy, huấn luyện cho quân lính có tinh thần, có kỷ luật.

 

Chúa Sãi phục là cao luận, truyền mở tiệc khoản đãi cha con ông, họp quần thần, trao ông chức Nha uý Nội tán, tước Lộc Khê hầu, giao trông coi việc quân cơ trong ngoài và tham lý quốc chính.

 

Để ngăn chặn quân Trịnh, Đào Duy Từ nghiên cứu địa thế Quảng Bình, đề xuất với Chúa Sãi và đốc suất xây ba trường luỹ là Trường Dục năm Canh Ngọ (1630), lũy Động Hải (còn gọi là luỹ Trấn Ninh gồm hai luỹ Đầu Mâu và luỹ Nhật Lệ) năm Tân Mùi 1631 và luỹ Trường Sa (hay còn gọi là Lũy Đồng Hới, học trò ông là Nguyễn Hữu Dật xây) năm Giáp Tuất 1634, mà dân Đàng Trong gọi là luỹ Thầy hay luỹ Đào Duy Từ; đây là là hệ thống thành lũy liên hoàn, có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều tuyến chiến đấu, là công trình thể hiện tư chất, tầm vóc của ông trong nghệ thuật dụng binh và nghệ thuật phòng thủ, góp phần quan trọng giúp các chúa Nguyễn đẩy lùi quân các chúa Trịnh trong 5 cuộc gia tranh sau đó, giữ yên Đàng Trong. Về mặt văn hoá và bản sắc vùng miền, vô tình hệ thống luỹ Thầy ngăn dân Đàng Ngoài Nam tiến, góp phần định hình bản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ năm 1630.

 

 

Quảng Bình quan, dấu tích luỹ Thầy. Ảnh: Đào Duy An

 

Để huấn luyện tướng sỹ, ông soạn sách Hổ trướng khu cơ mà nội dung vừa mang tính kế thừa các tri thức quân sự thời trước vừa có những phần phát triển sáng tạo của ông; đây là sách về nghệ thuật quân sự duy nhất của người Việt Nam còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

 

Về đạo làm tướng, ông lấy nhân nghĩa làm đầu: "Nhân là đức của lòng người. Tướng không đốc lòng nhân thì không thể có kết nhân tâm được… Nghĩa là lẽ phải của việc để cố kết lòng người. Không có nghĩa thì không có lẽ phải. Cho nên tướng tất trước hết phải biết nghĩa. Nghĩa đã rõ thì đốc lòng trung báo ơn nước, xử sự đúng lẽ phải thì duy trì được lòng người…". Cùng với đức nhân và nghĩa người làm tướng còn phải có đủ sáu đức khác là tín, trí, minh, tài năng, cương dũng và nghiêm minh.

 

Ngoài bài Ngọa Long cương vãn, Nhà lá cột tre và Tư Dung vãn, tài văn chương và ứng biến điêu luyện của ông còn thể hiện qua giai thoại giúp Chúa Sãi trả lại sắc phong cho Vua Lê Thần Tông và ông từ chối lời chèo kéo của Chúa Trịnh Tráng.

 

Ông sáng tác tuồng Sơn hậu, điệu múa Song Quang, Nữ tướng xuất quân, Tam Quốc, Tây du, có công đầu trong phát triển nghệ thuật tuồng Đàng Trong, là tác giả nhã nhạc cung đình Huế mà sau này gắn với di sản văn hóa Huế thành di sản văn hóa thế giới.

 

Ông mất ngày 17 tháng 10 năm Giáp Tuất (1634), thọ 63 tuổi; Chúa Sãi rất thương tiếc, tặng là: “Hiệp mưu đồng đức công thần, Đặc Tiến Trụ Quốc Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu”, đưa về an táng ở Tùng Châu; đến đời Gia Long năm thứ 5 ông được tùng tự ở Thái miếu và đến đời Minh Mạng thứ 12 thì được truy phong tước Hoằng Quốc công.

 

Năm 1932 Vua Bảo Đại đã ban sắc tứ phong cho Đào Duy Từ là Thành hoàng đình Lạc Giao tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk-đình làng đầu tiên của người Kinh lên đây lập nghiệp vào năm 1928.

 

Lăng ông ở thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định; đền thờ ông ở thôn Cự Tài 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định còn từ đường ông ở thôn Ngọc Sơn (Tài Lương), xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Hằng năm vào ngày 17 tháng 10 âm lịch con cháu tứ chiếng tụ về thôn Cự Tài 1 để làm giỗ ông.

 

 

Đền Thờ Đào Duy Từ ở Thôn Cự Tài 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định trong Lễ Huý kỵ lần thứ 382, năm 2016. Ảnh: Đào Duy An

 

Vượt qua nghịch cảnh, ẩn nhẫn chờ thời, nung kinh nấu sử để khi luống tuổi (55 tuổi) cơ duyên đưa đẩy Đào Duy Từ giúp Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên vỏn vẹn 8 năm mà định hình được nhà nước, địa lý và bản sắc Đàng Trong.

 

Công trạng của ông thời nào cũng được đánh giá cao, như nhận định của Triều Nguyễn: “Công nghiệp chói lọi, đứng đầu hàng công thần khai quốc”.

 

Dải đất hình chữ S thời 2016 in đậm dấu ấn một học giả, một chính trị gia, một chiến lược gia, một kiến trúc gia, một kỹ thuật gia và là một nghệ sư tài hoa, đó là Đào Duy Từ.

 

Đào Duy An (Cây Quéo - 17/11/2016)