Google Map
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Liên kết mạng xã hội
Quảng cáo
385 385 hinh Lễ Húy kỷ82 ưassa Lễ Huý kỵ 382 383 383 hinh
Thống kê truy cập
Hình ảnh hoạt động
Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 385 Lễ Huý kỵ 385 Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ hinh Lễ Húy kỵ 382 Lễ Huý kỵ 384 Lễ Huý kỵ 385
Liên kết website

Hiện nay là thời điểm mà hầu hết các đình làng ở Nam Việt đang rộn rịp với Lễ Kỳ Yên. Thiên hạ rộn rả vui mừng, và đặc biệt các đình làng nào có rước hát bội về thì lại càng vui hơn. Do vậy mà trong buổi nói chuyện hôm nay, một lần nữa tôi nói thêm về hát bội.

 

“Xướng ca vô loài”

 

Dưới chế độ phong kiến của triều đình Lê, Trịnh ở Đàng Ngoài, nghề đờn ca xướng hát bị bạc đãi, khinh rẻ, bị liệt vào phường “xướng ca vô loài”. Cũng bởi là con của Đào hát, danh sĩ Đào Duy Từ có tài giỏi văn chương thi phú, vẫn bị cấm không cho vào trường thi. Do phẫn chí họ Đào bỏ trốn vào Đàng Trong, được Chúa Nguyễn trọng dụng giao cho việc lớn, ông được Chúa tin cậy, cử trông coi việc trong dinh ngoài trấn ngăn quân Trịnh từ Bắc đánh vào.

 

Là một nhà chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội tài ba lỗi lạc, họ Đào đã giúp Chúa Nguyễn xây dựng nên bộ máy hành chánh, quốc phòng, tổ chức hậu phương, xây thành đắp lũy, tóm lại Đào Duy Từ là bậc Đệ Nhất Khai Quốc Công Thần của nhà Nguyễn. Đồng thời ông cũng mang vào xứ Đàng Trong một tài sản văn hóa quý giá là nghệ thuật hát tuồng, hát bội và lập ra đội nhã nhạc, đưa nghệ thuật sân khấu vào lễ nhạc cung đình.

 

Thế nhưng, lúc mới trốn vào xứ Đàng Trong chưa gặp thời vận, Đào Duy Từ phải lang thang phiêu bạt ở tạm hàng cơm, “kể chuyện dân gian” hay “hát rong” để độ nhật, rồi phải đi chăn trâu cho nhà phú hộ đổi lấy miếng ăn. Lúc ấy nhà phú ông có Tâm là con gái út, cô này để ý thầm thương trộm nhớ chàng chăn trâu của nhà mình, nhưng rồi chẳng đi đến đâu hết, bởi phú ông không chấp nhận, nói rằng: “Nó bất quá chỉ là gã chăn trâu mà chớ, nếu tài ba quán chúng sao không lều chõng trường thi, mà lại đem thân trôi nổi xứ người, lại chịu làm cái công việc mục đồng chăn trâu như vậy”?

 

Thời gian họ Đào kết duyên với một tiểu thơ con nhà quan và đường hoạn lộ thênh thang rộng mở. Câu chuyện tình khá lý thú giữa chàng Nho sinh Đào Duy Từ với tiểu thơ Trần Kim Nương (Trần Thị Chế) con gái của quan Khám Lý Cống Quận Công Trần Đức Hòa đã làm cho cha con phú hộ tiếc ngơ tiếc ngẩn. Sau Đào Duy Từ tôn Phú Ông là “Dưỡng Tổ”.

 

Trên tờ báo người Việt xuân Kỷ Sửu 2009 tôi có viết bài “Mùa xuân năm ấy với chàng chăn trâu họ Đào” nói về ông Đào Duy Từ, ông Tổ ngành hát bội.

 

 

Một cảnh trong vở tuồng "Cánh tay Vương Tá" năm 2011 tại Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM (Nguồn sankhau3mien.com)

 

 

Đại Lễ Kỳ Yên ở Đình Tân Thới tỉnh Bình Dương 

 

Trên con đường mở rộng bờ cõi, ông cha di cư từ phương Bắc xuống tận bờ biển phía Nam, mang theo phong tục tập quán, lễ nghi, đạo đức về cách ăn nếp ở, nói chung là văn hóa dân tộc. Âm nhạc và sân khấu, hai bộ môn nghệ thuật gắn liền với những khai hoang, lập ấp từ ngày đầu định canh, định cư hầu mang lại nguồn vui, nguồn an ủi, nối tiếp từ đời này sang đời khác.

 

Không có sử sách nào ghi chép cụ thể nghệ thuật hát bội.

 

Sách sử xưa chép: vào thời Chúa Nguyễn thứ 8, tức Chúa Hiếu Vương, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765), người con trai thứ 9 của Chúa tên Hiển bị bệnh chết. Chúa đau xót cực độ, bèn hạ lệnh cấm dân gian không được hát xướng trăm ngày. Hết thời gian buồn thảm ấy, Chúa sai hai quan thị vệ vào đất Trấn Biên (tức Biên Hòa ngày nay), bắt “con hát” (hát bội) đem về kinh đô Phú Xuân, để biểu diễn cho Chúa tiêu khiển (khi xưa người ta gọi đào kép là con hát).

 

Hình như cậy thế cậy quyền, hách dịch là thuộc tính của những kẻ máu mặt dựa kề Chúa thượng, cho nên hai tên thị vệ này dùng quyền lực nhà Vua áp bức con hát đến thậm tệ. Lúc bấy giờ Đặng Đại Độ làm quan trấn thủ Biên Hòa, nghe tin thị vệ áp bức dân chúng, trước hết là con hát với chứng cớ rành rành, ông căm tức, bèn ra lệnh bắt hai tên thị vệ ấy xử chém tại chợ Biên Hòa. Xử xong, ông bàn giao công việc cho các quan ở lại chăm lo việc nước việc dân. Còn phần ông mặc quần áo bà ba đeo gong cùm, đi chân đất từ Trấn Biên về kinh đô Phú Xuân chịu tội. Con ông can rằng:

 

Chừng nào về đến kinh đô sẽ hay, còn bây giờ cha nên lên võng mà đi, chuyện gì phải hành hạ mình như thế?

 

Ông trả lời:

 

Nếu vậy sao gọi rằng có tội?

 

Thế rồi ông thản nhiên làm theo ý mình. Từ Biên Hòa đến Kinh Đô Phú Xuân, ông phải đi suốt một tháng ròng với thân phận một tội nhân.

 

May thay, lúc đến kinh đô gặp chúa Nguyễn Phúc Khoát, ông được nghe Chúa phán rằng:

 

Ông có tội gì đâu mà phải đày đọa mình đến khổ sở như vậy? Chỉ vì ta buồn phiền mệt nhọc, không dè chúng lại lợi dụng mệnh lệnh của ta mà giở thói làm càn nên ông buộc phải giết chúng là phải.

 

Chúa bèn hạ lệnh mở trói và mời Đặng Đại Độ hội triều cùng bàn việc dân việc nước.

 

Qua sự kiện trên, chúng ta thấy sân khấu hát bội truyền bá vào đất Trấn Biên khá sớm. Ngay từ đầu thế kỷ 18, nơi đây đã xuất kiện con hát tài năng, nổi tiếng đến mức Chúa Nguyễn Phúc Khoát phải cho thị vệ kêu ra Kinh Đô Phú Xuân (trong lúc kinh kỳ không thiếu tài năng).

 

Đến năm 1813, Tả Quân Lê Văn Duyệt là người sanh quán tại Định Tường, rất thích hát bội. Lãnh chức Tổng Trấn Gia Định Thành. Hát bội vốn đã đâm chồi nảy lộc từ trước đó ít lâu, bây giờ như diều gặp gió, phát dương sinh sắc bởi bàn tay chăm sóc của chính quan Tổng trấn. Chẳng những Tổng trấn có riêng một đội hát bội, mà các quan xa gần thuộc trấn Gia Định đều tranh nhau lập đoàn hát bội, nuôi con hát trong hàng ngũ của quân đội. Thế là nghệ thuật hát bội đã lập cứ địa vững chắc tại Gia Định.

 

Nghệ thuật hát bội ở đất này có dịp gần gũi với hí kịch Trung Quốc của người Minh Hương và với nghệ thuật hát của người Cao Miên, lần lần lớn lên và trau chuốt cho mình cái thân ngày nay vậy!

 

Thời thập niên 1940 dài cho đến những năm đầu của thập niên 1950 gánh hát bội Tấn Thành Ban, một trong những đoàn danh tiếng thời bấy giờ do ông huyện Trần Khiêm Cung làm bầu gánh. Hằng năm cứ sau Tết Nguyên Đán từ tháng hai âm lịch trở đi là gánh hát bội của ông Bầu Cung liên tục bán giàn, được mời đi hát cùng Kỳ Yên ở các đình làng quanh tỉnh Gia Định và đôi khi cũng đi hát ở Biên Hòa, Thủ Dầu Một hoặc quê hương của ông ở Cần Đước, Long An.

 

Khi hết ký lễ Kỳ Yên rồi thì gánh Bầu Cung đi hát quanh quẩn vùng Chợ Lớn, Tân Định, Bà Chiểu… và thường hay về nằm ở tại đình Cầu Muối ở đường Cô giang. Tuy khán giả không đông đảo như hát ở đình làng, nhưng đêm nào cũng có số khán giả mua vé, nếu không lời thì cũng đủ sở hụi chi phí trả lương đào kép, công nhân.

 

Thời điểm này khán giả đi hát bội còn nhiều, đào kép có thể sống với nghề được. Thế nhưng, đến gần cuối thập niên 1950 thì số người coi hát bội ngày một giảm sút. Và theo như những người am tường vấn đề thì số khán giả lớn tuổi lần lượt trước sau qua đời hoặc già yếu không đến rạp được. Còn khan giả trẻ thì phần lớn đã chuyển sang đi coi cải lương, để thưởng thức tuồng tích mới lạ, thay vì coi hát bội chỉ hát lại mãi những tuồng dựa theo truyện Tàu.

 

Về các vở truyền thống trên sân khấu hát bội, các nhân vật nam ít được khán giả quan tâm hơn các nhân vật nữ. Từ hơn hai thập niên nay, người xem không chỉ có người nhìn khái quát về nghệ thuật hát bội, mà còn đặc biệt theo dõi diễn tiến của câu chuyện, tài diễn xuất của diễn viên, tính cách của từng vai, số phận của từng nhân vật. Nhân vật được nhiều người chú ý và đề cập đến phải kể là Hồ Nguyệt Cô (tuồng Tiết Giao đoạt ngọc). Một con chồn tu mấy trăm năm đắc đạo thành người (mà là một phụ nữ đẹp), kết duyên cùng tướng Võ Tam Tư. Trong một dịp thay chồng ra trận, nàng say mê một tướng trẻ đẹp trai (Tiết Giao), trao tình cùng hắn rồi bị Tiết Giao đoạt mất ngọc người.

 

Không còn vật quí giá đó, nàng trở về dinh, vô cùng đau khổ và hối hận khi toàn thân đi vào thoái hóa, để trở về cốt chồn. Võ Tam Tư phát hiện con vật tanh hôi, vung gươm giết chết! Nền luân lý của thời xưa đã khe khắt như thế. Trong đạo phu thê, người vợ bị buộc phải tuyệt đối trung thành với chồng, nếu một phút lỗi lầm, kể như đánh mất vật quí nhất của mình rồi sẽ bị coi như con vật, không ai thương tiếc. Hồ Nguyệt Cô là một nhân vật tà phái, một người có tội bị trừng phạt, nhưng không ít người xem (nhất là phụ nữ) đã âm thầm xót xa thương cảm cho số phận nàng. Xưa nay, bao nhiêu cô đào hát bội đã thành công qua vai này.

 

Vào ngày 12 tháng 8 âm lịch hằng năm là ngày giỗ Tổ âm nhạc, kịch nghệ Việt Nam. Theo các nghệ nhân cho biết là người cúng phải khấn “Quốc Công Đào Duy Từ” vào hàng tiền Tổ âm nhạc, kịch nghệ Việt Nam sau người có Nguyễn Cư Trinh, Lê Văn Duyệt, Bùi Hữu Nghĩa, Đào Tấn…  

 

ĐÀO DUY LỘC (sưu tầm – biên soạn)

(Theo nguồn sankhaucailuong.com)