Google Map
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Liên kết mạng xã hội
Quảng cáo
385 385 hinh Lễ Húy kỷ82 ưassa Lễ Huý kỵ 382 383 383 hinh
Thống kê truy cập
Hình ảnh hoạt động
Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 385 Lễ Huý kỵ 385 Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ hinh Lễ Húy kỵ 382 Lễ Huý kỵ 384 Lễ Huý kỵ 385
Liên kết website

TT – Ngày 19/08/2014, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã ra thông báo về việc tạm hoãn lễ kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng.

 

 

Chiều 19/08, UBND TP Hà Nội cũng gửi công văn hoả tốc cho các sở, ban, ngành, đoàn thể TP, UBND các quận, huyện, thị xã để thông báo về việc chưa tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng.

 

Lễ kỷ niệm dự kiến được tổ chức vào ngày 23/08, với các hoạt động dâng hương và chương trình nghệ thuật tại đền thờ Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, Hà Nội).

 

Trao đổi với Tuổi trẻ, ông Trương Minh Tiến (phó giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội) cho biết buổi lễ sẽ bị hoãn do có việc đột xuất.

 

Ông Tiến cũng khẳng định những phản ứng của dư luận về căn cứ lịch sử để xác định ngày sinh Hai Bà Trưng cũng như ý kiến về việc tổ chức lễ hội tốn kém không phải là lý do chính của việc trì hoãn này.

 

Theo ông Trương Minh Tiến, lễ hội tôn vinh Hai Bà Trưng sẽ được tổ chức vào năm 2015, nhân kỷ niệm 1.975 năm Hai Bà dấy binh.

 

Không có căn cứ khoa học nào

 

Trước đó, Sở VH-TT&DL Hà Nội cùng UBND huyện Mê Linh đã thông báo các kế hoạch tổ chức chương trình lễ kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng bao gồm các hoạt động xây dựng quảng trường huyện Mê Linh, lắp đèn chiếu sáng, tôn tạo đền Hai Bà Trưng.

 

Bên cạnh đó là các hoạt động thi sáng tác thơ, tìm hiểu về Hai Bà Trưng, xuất bản sách…

 

“Dù là truyền thuyết dân gian hay thần tích thì đây cũng là dịp để tôn vinh thân thế, sự nghiệp của Hai Bà Trưng. Mặt khác, những hoạt động này sẽ góp phần giáo dục truyền thống, tôn vinh các anh hùng lịch sử” – ông Tiến nói.

 

Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin này được đưa ra, các nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hoá đã lên tiếng phản đối việc tổ chức này.

 

 “tôi cho rằng đây là chuyện nhảm nhí và nực cười” – một nhà nghiên cứu văn hoá bình luận.

 

PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội) nói: “Tôi xin khẳng định không có bất cứ một căn cứ khoa học nào trong việc xác định ngày sinh của Hai Bà Trưng. Họ chỉ dựa vào thần tích mà thần tích thì không phải là lịch sử. Thần tích chỉ phản ánh một phần nào đó trong lịch sử. Muốn xác định tính chính xác của nó thì phải được nghiên cứu, trao đổi, thảo luận và đối chiếu với rất nhiều tư liệu khác. Thần tích, câu chuyện lưu truyền trong dân gian từ đời này qua đời khác, nhiều thần tích do con người nghĩ ra chứ không hề tồn tại trong lịch sử”.

 

Mặt khác, PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc cũng bày tỏ: “Việc tổ chức 2.000 năm sinh nhật của Hai Bà Trưng, dân gian làm thoải mái. Nhưng đối với nhà nước tổ chức chính thức thì tôi nói rằng hoàn toàn không có căn cứ nào cả. Đừng có nói chuyện khoa học ở đây”.

 

Tìm kiếm cho huyền tích một tấm giấy khai sinh

 

Từ góc độ văn hoá lễ hội, PGS.TS Lương Hồng Quang (phó viện trưởng Viện nghiên cứu văn hoá VN) cho rằng: “Việc tổ chức lễ kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng thực chất là một cách nâng cấp lễ hội, phản ánh tâm lý thích hoành tráng của nhiều địa phương hiện nay. Thứ nhất, lễ hội lớn cũng là một cách để người ta giải ngân. Thứ nữa nó thể hiện một xã hội đang quá mê tín, nơi nơi tổ chức khuếch trương lễ hội, càng to càng tốt”.

 

Ông Quang nhấn mạnh: “Ngày sinh của Hai Bà Trưng chỉ là chuyện dã sử. nhưng việc tổ chức một lễ hội lớn với sự chủ trì của Nhà nước thì dã sử nhân cơ hội này đã được nhiều người thừa nhận là chính sử. Rồi sự kiện này sẽ được nhắc đến trong các văn bản hành chính nhà nước, rồi sẽ có các danh hiệu. Cả quá trình này, thực chất là việc tìm kiếm cho huyền tích một tấm giấy khai sinh”.

 

Cùng quan điểm với PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TS Lương Hồng Quang cho rằng không cần thiết phải nâng cấp lễ hội. “Lễ hội của dân gian hãy để cho dân gian thực hiện” – ông Quang nói.

 

GS Lưu Trần Tiêu (chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia) khẳng định: không nên lẫn lộn giữa huyền sử và lịch sử. GS Tiêu nói: “Có ý kiến cho rằng Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia đã thẩm định và công nhận là không chính xác. Hội đồng chỉ thẩm định giá trị cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng để từ đó đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt”.

 

“Ngày sinh của Hai Bà Trưng được nêu ra như một huyền thoại, là những người thẩm định hồ sơ, chúng tôi tôn trọng huyền thoại. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn nó là lịch sử. Không nên để lịch sử và huyền sử lẫn lộn, làm cho tính khoa học của lịch sử bị mai một” – GS Lưu Trần Tiêu khẳng định.

 

ĐÀO DUY LỘC (sưu tầm – biên soạn)

 

Hà Hương (Tuổi trẻ)