Google Map
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Liên kết mạng xã hội
Quảng cáo
385 385 hinh Lễ Húy kỷ82 ưassa Lễ Huý kỵ 382 383 383 hinh
Thống kê truy cập
Hình ảnh hoạt động
Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 385 Lễ Huý kỵ 385 Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ hinh Lễ Húy kỵ 382 Lễ Huý kỵ 384 Lễ Huý kỵ 385
Liên kết website

 

Bìa sách "Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong 1631"

của Cristophoro Borri.

 

“Tường trình về khu truyền giáo xứ Đàng Trong 1631” của Cristophoro Borri, được viết từ những năm 1621 – 1622, khi ông hoạt động truyền giáo tại Nước Mặn (Bình Định) và được xuất bản năm 1631 tại Roma. Sách viết bằng tiếng Ý, trong đó có sử dụng một số chữ Quốc ngữ thời kỳ phôi thai, đã được dịch sang tiếng Pháp, Latinh, Hà Lan, Đức, Anh vào những năm 1631 – 1633. Đây là tác phẩm đầu tiên của một tác giả Châu Ấu viết về “xứ Đàng Trong” gồm 18 chương. Trong đó, dành 2 chương viết về “Quan Trấn tỉnh Qui Nhơn – Trần Đức Hòa”, người có công trong việc hình thành chữ Quốc ngữ.

 

Trần Đức Hòa người xã Bồ Đề, huyện Bồng Sơn, phủ Qui Nhơn (nay là thôn Hy Văn, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). Là bề tôi trung tín của Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng 1600 - 1613) và Chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên, 1613 - 1635). Trong thời gian nhận chức Tuần phủ Khám lý phủ Qui Nhơn, ông có công giữ yên Trấn lỵ, tích trữ lương thực cung ứng cho nhu cầu “Định Bắc” của Chúa Nguyễn. Sách Đại Nam liệt truyện Tiền biên chép” “Hi tông hoàng đế (chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên) lên nối ngôi, Đức Hòa thường được cùng Chúa bàn mưu tính kế việc quân việc nước, được chúa coi là thân tín, mỗi mỗi đều gọi Đức Hòa là nghĩa đệ (em kết nghĩa). Lúc Nam Bắc dùng binh, trong cõi lắm Đức Hòa ở Qui Nhơn lâu ngày, trong vỗ an dân chúng, ngoài cung cấp lương hướng cho quân đội, được xem là chỗ dựa của triều đình”. Được nhà Nguyễn phong Đệ nhất đẳng Khai quốc công thần.

 

“Quan Trấn thủ Qui Nhơn” cưu mang các nhà truyền giáo

 

Năm 1617, Đàng Trong bị mất mùa vì hạn hán. Người dân cho rằng vì bỏ đạo ông bà tổ tiên mà theo đạo mới, nên tai họa ập tới. Do đó, quy trách nhiệm cho các thừa sai và Đạo mới, các thừa sai bị áp lực của Chúa Nguyễn buộc trục xuất. Lúc bấy giờ, quan trấn thủ Qui Nhơn – Trần Đức Hòa đang đi công cán ở Đà Nẵng chứng kiến cảnh khốn khổ của các cha, động lòng thương ông đã truyền cho đón các cha về Qui Nhơn. Borri viết “chúng tôi bỏ Hội An, cha Buzomi, cha Đơ Pina và tôi, để đi Qui Nhơn theo quan Trấn Thủ của tỉnh đó. Suốt cuộc hành trình, ông đối đãi với chúng tôi rất lịch sự và tỏ ra hết sức tử tế”. Quan trấn thủ dành cho các nhà truyền giáo và các người thông ngôn một chiếc thuyền riêng với đầy đủ tiện nghi, suốt 12 ngày lênh đêng trên biển bằng đường thủy. Sáng chiều cập bến các hải cảng ở cạnh những thành phố đẹp thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Borri chép “Nơi đây, ông cũng có quyền như ở Qui Nhơn, mọi người đều ra đón, chúc mừng và tỏ rõ lòng qui phục cùng nhận quyền với nhiều lễ vật quí và chúng tôi cũng là những người thứ nhất được dự phần, do lệnh quan trấn thủ muốn thế… tới đâu ông cũng cho tổ chức trò chơi và hội vui công cộng, khi thi đấu chiến ghe thuyền… cứ thế, rồi chúng tôi tới tỉnh Qui Nhơn, nhưng còn phải đi mấy ngày đường trước khi về tới dinh quan trấn thủ…. Sau những cuộc vui và cỗ bàn trong cuộc hành trình, chúng tôi được đón tiếp rất trịnh trọng và đặc biệt, thường chỉ dành riêng cho các ông hoàng bà chúa”.

 

Theo đềnghị của các nhà truyền giáo, quan trấn thủ Qui Nhơn lệnh cho xây dựng một trụ sở và một nhà thờ ở một địa điểm thuận tiện: cảng thị Nước Mặn (một trong ba thương cảng lớn của Đàng Trong lúc bấy giờ, hai cảng khác là Thanh Hà – Huế và Hội An – Quảng Nam). Ba ngày sau khi đến Nước Mặn, các nhà truyền giáo nhìn thấy trong cánh đồng kia một đạo quân lớn hơn một nghìn người đi tới khuân vác các bộ phận của nhà thờ. Mỗi cột có ba mươi người lực lưỡng và khỏe mạnh khuân vác. Còn những người khác thì vác xà, người đem ván đến lắp, người đem móc, kẻ mang sàn, người khuân cái này kẻ mang cái khác. Tất cả đều trật tự mang đến, mỗi người một bộ phận. Thợ cả giăng dây (lấy mực đất), vạch hết các khoảng gian và chỗ giữa hai cột, rồi ông cho tuần tự đem tới dựng vào vị trí, mỗi người đem lắp một bộ phần và ra về ngay. Tất cả khối lớn lao đó được dựng trong một ngày. Tuy nhiên, vì làm vội vã, thiếu cẩn thận nên ngôi nhà không được đứng thẳng lắm. Quan trấn thủ biết được, truyền tháo dở ra và lắp ráp lại.

 

Ở đây, các nhà truyền giáo được quan trấn bố trí chỗ ăn ở chu đáo và cung cấp tiền để hoạt động truyền giáo. Borri viết “Ông (quan trấn) còn nói với chúng tôi rằng chúng tôi là người ngoại quốc, nên không có nhiều tiền bạc, không có nhiều của cải, không có đủ sự cần dùng, nên ông tự nhận cung cấp cho chúng tôi mọi sự cần thiết. Thế là ông truyền cho mỗi tháng người ta đem cho chúng tôi một món tiền khá lớn và mỗi ngày người ta đưa đến nào là thịt thà, cá mú, thóc gạo, không phải chỉ đủ cho chúng tôi mà còn cho các người thông ngôn và người làm nữa…”.

 

Văn nhân Nước Mặn với việc phôi thai chữ Quốc ngữ

 

Theo các bản phúc trình chính thức của cơ sở truyền giáo Nước Mặn gửi về La Mã và những bức thư từ Đàng Trong gửi về Ma Cao, hiện lưu giữ ở Văn Khố dòng Tên. Những bản dịch các văn bản Kitô giáo đầu tiên ra Tiếng Việt có từ năm 1618 và phần thiết yếu do công của Pina. Trong công việc của mình, ông đã nhờ đến sự giúp đỡ rất hữu hiệu của một văn nhân trẻ tuổi có kiến thức chữ Hán uyên bác. Theo lời xác nhận của Pina, ngay từ năm 1622, ông đã hoàn thành việc xây dựng một hệ thống chuyển mẫu tự La tinh cho thích hợp với lối phát âm và thanh điệu Tiếng Việt Nam. Ông đã làm được một tuyển tập và bắt đầu viết một bản văn phạm. Kết quả đó, ông đã đạt được một cách vất vả, với sự trợ giúp của một số học sinh Việt Nam.

 

Cuốn Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong, Borri viết bằng tiếng Ý, tuy nhiên trong đó có một vài câu chữ Quốc ngữ, cho chúng ta biết: ngay từ những năm 1618 – 1620 đã có một khởi đầu hình thành thứ chữ này ở cơ sở truyền giáo Nước Mặn.

 

Hội An (Quảng Nam) là điểm xuất phát truyền giáo buổi đầu, lập giáo đàon tại Nước Mặn (Bình Định) và Nước Mặn là thí điểm truyền giáo tiên khởi do cha Buzomi đảm nhiệm. Cha bề trên Buzomi và hai linh mục của giáo đoàn là ông Pina và Borri là những giáo sĩ Dòng Tên đi tiên phong trong việc sáng chế ra chữ Quốc ngữ, thời gian đầu đến Việt Nam sống, hoạt động truyền giáo và học tập, nghiên cứu, phiên âm chữ Quốc ngữ đều ở Nước Mặn.

 

Quan trấn Qui Nhơn đã cưu mang, bảo hộ các nhà truyền giáo với nhiều đặc ân: mời về Qui Nhơn, dựng cho trụ sở và nhà thờ ở Nước Mặn, trợ cấp tiền để sống hoạt động truyền giáo và phiên âm chữ Quốc ngữ. Do vậy, sẽ không công bằng khi nói về công lao của các nhà truyền giáo sáng chế ra chữ Quốc ngữ tại cơ sở Nước Mặn mà không ghi nhớ sự giúp đỡ của “văn nhân trẻ tuổi” và một số học sinh vùng Nước Mặn, đặc biệt là sự đóng góp mang tính “quyết định” của quan Trấn thủ Qui Nhơn Trần Đức Hòa. Nếu không có ông cưu mang, chắc chắn các nhà truyền giáo ngoại quốc này bị trục xuất khỏi Đàng Trong vào năm 1618 theo lệnh cấm đạo của Chúa Nguyễn đã ban bố.

 

 

Sắc phong vua Lê phong cho ông Trần Đức Hòa tước Cống Quận Công

Đạo sắc đề ngày 12 tháng 6 năm Quang Hưng thứ 8 (1584)

 

Đào Duy Lộc (sưu tầm - biên soạn)

Theo Nguyễn Thanh Quang