Google Map
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Liên kết mạng xã hội
Quảng cáo
385 385 hinh Lễ Húy kỷ82 ưassa Lễ Huý kỵ 382 383 383 hinh
Thống kê truy cập
Hình ảnh hoạt động
Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 385 Lễ Huý kỵ 385 Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ hinh Lễ Húy kỵ 382 Lễ Huý kỵ 384 Lễ Huý kỵ 385
Liên kết website

“Tên đường, trường mang tên Đào Duy Từ ở khắp các tỉnh, thành phố của 3 miền đất nước như Hà Nội, Sài Gòn, Bình Định, Thanh Hóa, Lào Cai, Hải Dương, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Buôn Ma Thuột, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, An Giang…”.

 

Hà Nội

 

Phố Đào Duy Từ dài 288 mét thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố bắt đầu từ Ô Quan Chưởng giao cắt với các phố Nguyễn Siêu, Chợ Gạo, Hàng Buồm, Mã Mây, ngõ Đào Duy Từ kết thúc ở Ngã ba Lương Ngọc Quyến.

 

 

Đào Duy Từ ngày nay được hợp thành 2 con phố thời Pháp thuộc. Đoạn đầu phố từ Ô Quan Chưởng tới đoạn giao cắt phố Hàng Buồm nguyên là phố Sông Đào Cũ – rue de I’ Ancien canal thuộc thôn Hương Bài, sau đổi thành Hương Nghĩa.

 

Phần còn lại kéo dài từ điểm giao cắt với phố Hàng Buồm tới phố Lương Ngọc Quyến, thời Pháp thuộc mang tên Đào Duy Từ thuộc đất của thôn Ngư Võng, tổng Hữu Túc sau gọi là Đông Thọ.

 

 

Cuộc sống thường ngày đoạn phố Sông Đào Cũ bây giờ

 

 

Đầu phố Đào Duy Từ nhìn ra Ô Quan Chưởng

 

Phố mang tên Đào Duy Từ là một nhà quân sự, chính trị, nhà thơ, nhà văn hóa. Vị danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông chỉ làm quan cho Chúa Nguyễn có 8 năm. Nhưng trong thời gian ngắn ngủi ấy, ông đã xây dựng cho họ Nguyễn một cơ sở xã hội vững chắc và một quân đội hùng mạnh. Vì vậy Ông được coi là Đệ Nhất Khai Quốc Công Thần của họ Nguyễn và được thờ ở Thái Miếu kinh thành Huế.

 

 

Biển tên phố gắn trên cây cột điện đã in dấu thời gian

 

 

Diện mạo phố dần đổi khác...

 

 

Phố xưa hầu hết là những ngôi nhà lớn, xây cao tầng...

 

 

Hàng quà sáng trước cửa nhà số 8, xưa từng là 1 nhà bán gạo lớn trên phố

 

 

Phố giờ kinh doanh nhiều loại mặt hàng khác nhau, nhưng phần nhiều vẫn là các loại mỳ, gạo... 

 

 

Một nhà làm bánh rán bi ngay đầu phố - món quà vặt vẫn thường thấy ở Hà Nội bây giờ

 

 

Nhà số 10 xưa là hàng gạo Nghiêm Tử Trình

 

Thời cuối thế kỷ 19, phố Đao Duy Từ mang đặc trưng rõ nét, gần khu sinh sống của Hoa Kiều có nghề chính là buôn thóc gạo. Cả 2 đoạn phố thời ấy đều có những kho rộng của họ, ngoài buôn bán gạo còn có cả ngô và khoai.

 

Nhiều người nghèo tập trung đến phố này ngày làm công hoặc phu khuân vác, tối đến lại ra bãi Phúc Xá ngủ. Họ làm việc theo nhóm và có người đứng ra cai thầu, nhận việc. Sau này dần dần những cai thầu này cũng trở thành các nhà buôn gạo trên phố.

 

Các cửa hàng trên phố nằm rải rác ở các phố từ Trần Nhật Duật vào đến cột đồng hồ phố Chợ Gạo và tập trung nhiều ở phố Sông Đào Cũ.

 

Những cửa hiệu buôn bán thóc gạo của người Việt ở phố xưa có nhà Triệu Ngọc ở số nhà 4,6; nhà Nghiêm Tử Trình ở các số 8,10,12…

 

Từ những hiệu, nhà buôn Ta và Tàu cùng mở trên phố đã hình thành nên kiểu kiến trúc đặc trưng với hàng loạt các nhà cao, lớn xây 2 đến 3 có khi cả 4 tầng, có những nhà gồm nhiều gian kéo dài và các nhà kho rộng, chủ yếu xây 1 tầng, có cả máy xay xát đặt bên trong.

 

Ngoài ra đoạn đầu phố gần Ô Quan Chưởng cũng có 1 số nhà xây theo kiểu cổ.

 

 

Hình ảnh thường thấy mỗi con phố nhỏ, ngõ nhỏ Hà Nội 

 

 

Rạp Lạc Việt là 1 trong 2 rạp hát lớn nhất ở Hà Nội xưa

 

Giữa phố xưa có một rạp hát với tên gọi Sán Nhiên Đài, sau đổi là Lạc Việt. Thời kỳ đầu rạp chuyên về sân khấu Chèo là 1 trong 2 rạp lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ.

 

Dọc phố ngày nay chỉ còn lại một di tích lịch sử là Đình Hương Nghĩa ở số 13B. Hương Nghĩa nguyên là tên 1 thôn mới lập hồi giữa thế kỷ 19, được hợp nhất từ 2 thôn Kiên Nghĩa và Hương Bài.

 

Đình này thờ Cao Tứ, 1 nhân vật lịch sử đời Thục An Dương Vương. Cao Tứ là em Cao Lỗ người sáng chế ra nỏ thần, cũng là một tướng tài của Thục Phán, được giao trấn giữ vùng cửa Sông Tô, đóng quân tại giáp Hương Bài. Thục Phán phục tài đức mà gả con gái thứ 2 là Phượng Minh cho ông.

 

Quân Tần xâm lược bờ cõi, ông chỉ huy thủy quân mưu trí đã nhiều lần thắng trận. Khi Triệu Đà xâm lược nước Việt, ông cho lập năm đồn trên sông Tô chống cự giặc rồi tử trận. Ngày nay tại Đình Hương Nghĩa còn 2 câu đối minh họa lại sự tích này:

 

“Đọc sử Nam, sách cũ còn ghi, nước lắng cô trung nêu tiết nghĩa

 

Ở La thành, ba đền được dựng, đất thiêng thắng tích đượm hương thơm”.

 

 

Phố Đào Duy Từ nằm trong lịch trình tham quan của nhiều du khách đến với Hà Nội ngày nay

 

Phố Đào Duy Từ là con phố mang tên danh tướng đời nhà Nguyễn, ngày nay vẫn tấp nập các hoạt động kinh doanh, nhiều nhà vẫn còn giữ nghề xưa, buôn bán xen lẫn các loại mỳ, gạo…

 

 

Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn)

 

Thành phố Hồ Chí Minh có 2 con đường mang tên Đào Duy Từ. Khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn đường Đào Duy Từ nằm trên địa bàn Quận 10, khởi đầu từ đường Nguyễn Tri Phương, chạy tiếp thì giao nhau với đường Nguyễn Tiểu La, Ngô Quyền, Nguyễn Kim, Hưng Long và cuối đường thì giao nhau với đường Lý Thường Kiệt, đường dài #1 km. Trên đường có Trường Đại Học Kinh Tế (trước đây là Trường Đại Học Tài Chính - Kế Toán) và Sân vận động Thống Nhất. Đường lưu thông hai chiều. Còn khu vực Gia Định thì đường Đào Duy Từ nằm trên địa bàn Quận Phú Nhuận, khởi đầu từ đường Phan Đình Phùng.

 

 

Đầu đường Đào Duy Từ - Nguyễn Tri Phương

 

 

Cửa trường Đại Học Kinh Tế nằm trên đường Đào Duy Từ

 

 

Ngã ba Đào Duy Từ - Nguyễn Tiểu La

 

 

Ngã tư Đào Duy Từ - Ngô Quyền

 

 

Ngã tư Đào Duy Từ - Nguyễn Kim

 

 

Ngã ba Đào Duy Từ - Hưng Long

 

 

Ngã ba cuối đường Đào Duy Từ - Lý Thường Kiệt

 

 

Thừa Thiên Huế

 

Đường Đào Duy Từ nằm trên địa bàn phường Phú Hòa, khởi đầu từ đường Mai Thúc Loan (sát ngoài cửa Đông Ba), chạy theo lối chữ Chi qua giữa khu phố đến đường Huỳnh Thúc Kháng (cạnh lò mổ - Abbttoir), dài 325 m. Đường lưu thông hai chiều.

 

Đường có từ giữa thế kỷ 19, nguyên trước là một phần khoảng đất lập chợ Quy Giả, sau khi hình thành khu phố Cửa Đông đường này mới mở rộng, nhà dân san sát ở hai mặt đường, năm 1899 được sát nhập vào thành phố. Thời Pháp thuộc là đường Thiệu Trị (Rue de Thieu Tri), năm 1956 đổi, đặt lại tên là Đào Duy Từ cho đến ngày nay. Dân gian thường gọi là đường Lò Mổ.

 

ĐÀO DUY LỘC (sưu tầm – biên soạn)

(Theo VOV)