Google Map
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Liên kết mạng xã hội
Quảng cáo
385 385 hinh Lễ Húy kỷ82 ưassa Lễ Huý kỵ 382 383 383 hinh
Thống kê truy cập
Hình ảnh hoạt động
Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 385 Lễ Huý kỵ 385 Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ hinh Lễ Húy kỵ 382 Lễ Huý kỵ 384 Lễ Huý kỵ 385
Liên kết website

Mùa đông năm Kỷ Tỵ (1629), Trịnh Tráng bàn muốn xâm lược miền Nam, trước sai Nguyễn Khắc Minh đệ sắc thư (vào Thuận Hóa) tấn phong Chúa làm Thái phó tước Quốc Công, lịnh giục (Chúa) về Đông Đô đi đánh giặc. “Khắc Minh đến, Chúa họp quần thần bàn bạc, Duy Từ thưa: “Đây là họ Trịnh giả mệnh vua Lê mà nhử ta”. Nhận sắc mà không về kinh bái mệnh, ắt chúng có cớ khiển trách. Nếu không nhận sắc ắt chúng động binh, gây chiến tranh ở biên giới thì chẳng là phước cho dân chúng sinh sống nơi ấy. Hiện nay ta thành quách chưa củng cố, quân sĩ chưa luyện tập, địch kéo đến làm sao chống đỡ? Chi bằng hãy nhận sắc phong, khiến chúng chẳng ngờ, ta có thời gian để tổ chức việc phòng thủ bờ cõi ngoài biên, rồi sau đó dùng kế trả sắc, thì chúng làm gì được ta?. Chúa nghe theo, hậu đãi sứ giả, cho về.

 

“Duy Từ khuyên Chúa đoạt tiền thuế đóng hằng năm cho họ Trịnh, Chúa cho là khó. Duy Từ, thưa rằng: “Thần nghe: Tuy có trí tuệ chẳng bằng thừa thế. Đức tiên vương ta, vũ lược tài giỏi hơn người, mưu mô thì sáng suốt và nhạy bén, chẳng phải chẳng đủ sức chiếm cứ đất đai. Thế mà trong thời gian qua, thuộc tướng tại ba Ty đều là người do họ Trịnh phái vào thay người của ta, nhất cử nhất động của ta đều bị chúng khiển chế. Bởi đó phải ẩn nhẫn cho tới ngày nay”. Nay Chúa thượng một mình nắm quyền chính, tự mình cắt đặt quan liêu, một lời nói ra nào ai dám trái mệnh? Thần xin hiến một phương sách ắt không phải nộp thuế hằng năm nữa mà còn đủ sức giữ lấy bờ cõi đất đai, nghiệp lớn có thể thành vậy”. Chúa hỏi phương sách, Ông thưa: “Ôi! Nghiệp Vương nghiệp bá mà làm nên, cốt yếu tại vạn toàn. Người xưa bảo: “chẳng chịu một phen vất vả thì chẳng được thong thả nhiều ngày. Chẳng chịu tạm thời tốn phí thì chẳng có yên ổn lâu dài”. Thần xin Chúa thượng phát quân dân hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam đắp lũy dài từ trên núi Trường Dục đến cuối bãi cát Hạc Hải. Nhân địa thế mà làm cho thành hiểm trở thì việc phòng thủ ở biên giới được vững vàng, quân địch kia dẫu kéo đến cũng không làm gì được. Chúa nghe theo. Mùa xuân năm Canh Ngọ (1630), đại phát dân binh đắp lũy Trường Dục, hơn tháng thì lũy thành”.

 

Duy Từ xin Chúa sai thợ làm cái mâm đồng hai đáy, giữa dấu đạo sắc, trên bày đủ vàng lụa và phẩm vật, lấy viên quan làm ở ty Tướng thần lại là Văn Khuông làm tạ ân sứ. Duy Từ đã đoán biết được ý chúa Trịnh mà soạn sẵn 10 vấn đáp, hợp với khi đối ứng, không chi tiết nào sai, truyền dạy cho Văn Khuông rồi cho đi. Văn Khuông đến Đông Đô, Trịnh Tráng gọi vào hỏi, Văn Khuông kiên trì biện bác không chịu khuất, Tráng cả tinh, bèn đãi Văn Khuông rất hậu. Văn Khuông nhân đó đem mâm vàng dâng lên rồi nhân lúc rảnh rỗi dạo chơi mà đi. Kịp đến khi (Trịnh Tráng cho) phá cái mâm thì thấy bên trong dấu một đạo sắc cùng một tờ thiếp viết:

 

“Mâu nhi vô dịch,

 

Mịch phi kiến tích,

 

Ái lạc tâm trường,

 

Lực lai tương địch”.

 

Tráng bảo quần thần xem, chẳng ai giải được. Chỉ có Thiếu Úy Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613, trong khi sự kiện này xảy ra 1630 nên không chính xác) biết, thưa rằng:

 

           + Chữ “Mâu” mà bỏ nét vạch ở bên nách thì là chữ “Dư”.

 

           + Chữ “Mịch” mà chẳng có chữ kiến thì là chữ “Bất”.

 

           + Chữ “Ái” mà rơi mất chữ tâm ở trong ruột thì là chữ “Thụ”.

 

           + Chữ "Lực" và chữ lai đều đứng sát bằng vai nhau thì là chữ “Sắc”.

 

“Đây là ẩn ngữ Dư bất thụ sắc = Ta chẳng nhận sắc”. Tráng cả giận, sai người đuổi theo thì Văn Khuông đã bỏ đi rồi. Tráng muốn phát binh đánh, gặp lúc Cao Bằng và Hải Dương báo biến, bèn thôi. Văn Khuông về, Chúa mừng nói: “Duy Từ là Tử Phòng, Khổng Minh đời nay vậy”. Bèn trọng thưởng Duy Từ, thăng Văn Khuông lên chức Cai hạp”.

 

Văn Khuông là tên viên sứ, không rõ họ. Còn Tướng thần lại là tên ty tại Chánh dinh mà Văn Khuông đã phục vụ trước khi đi sứ. Đi sứ về Văn Khuông được thăng Cai hạp, trên chức Ty lại, mà Ty lại là chức thấp nhất trong ty, đúng là chức của Văn Khuông trước khi đi sứ. Đừng lầm “lại” trong từ “Tướng thần lại” là họ của Văn Khuông như có sách Việt ngữ đã viết.

 

Theo CNDC, Sứ bộ Văn Khuông lên đường vào cuối tháng 2 năm Đức Long thứ 2 (1630), mùng 10 tháng 6 tới Đông Đô, mùng 3 tháng 8 dâng mâm trả sắc rồi trốn về Nam bằng đường biển. Nhờ thuận buồm xuôi gió nên hải trình thông suốt, có lẽ cũng chỉ 5,7 ngày là về tới Thuận Hóa. Có điều lạ là lần đi sao lâu quá, không thấy nói gặp trở ngại dọc đường mà đi bộ từ Thuận Hóa đến Đông Đô phải mất hơn ba tháng!

 

         Người đời sau có thơ rằng:

 

                                            Văn Khuông trả sắc đã về xong,

 

                                            Đất Bắc vua tôi những thẹn thùng.

 

                                            Khí giận xông trời mài vuốt cọp,

 

                                            Mây oan rợp đất vẫy đuôi rồng.

 

                                            Biển sâu thân ngắn giun khôn vượt,

 

                                            Núi nặng càng con bọ hóa khùng.

 

                                            Nam chúa sơn hà gồm một mối,

 

                                            Muôn nơi sứ chúc dội non Tung!

 

Riêng về lễ vật bày trên chiếc mâm đồng hai đáy làm tạ lễ của Nam sứ dâng lên Thanh Đô Vương Trịnh Tráng để xin về thì CNDC chép là trầu (lá) và cau khô chứ không phải vàng và lụa như “Đại Nam Liệt truyện Tiền biên” (viết tắt: LTTB) đã chép. Đã đành trầu cau dùng làm lễ vật đã có từ thời Hùng Vương nhưng lễ vật dâng lên Chúa mà chỉ có trầu cau thì đạm bạc quá, dễ khiến Chúa Trịnh sinh nghi, nếu Chúa sanh nghi thì Nam sứ cũng khó trốn thoát vào Nam. Đào Duy Từ đã biết tính kế vạn toàn thì lẽ nào lại sơ suất đến thế? Thì ra tác giả CNDC là Nguyễn Khoa Chiêm (1659 - 1736) từng làm quan dưới thời Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) quan chức trải đến Tham chánh Phó Đoán sư tước Bảng Trung hầu, từng dự việc đốc suất quân dân đắp chánh lũy ở Quảng Bình Tân Tỵ (1701), từng dự bàn dùng thuyền để vận lương và định mức thu tô thuế để phân bổ cho nhu cầu chiến trường chống Trịnh (Giáp Ngọ - 1714) v.v… vì ghét họ Trịnh mà viết như thế. Các soạn giả LTTB hẳn đã biết như thế nên ở đây vì yêu của “chính sử” là phản ánh cho đúng sự thật mà “Kim tệ phẩm vật” đã thế chỗ “Tân lang” trên “chiếc mâm lịch sử” kia.

ĐÀO DUY LỘC (sưu tầm – biên soạn)

(Theo Sử Việt)