Google Map
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Liên kết mạng xã hội
Quảng cáo
385 385 hinh Lễ Húy kỷ82 ưassa Lễ Huý kỵ 382 383 383 hinh
Thống kê truy cập
Hình ảnh hoạt động
Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 385 Lễ Huý kỵ 385 Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ hinh Lễ Húy kỵ 382 Lễ Huý kỵ 384 Lễ Huý kỵ 385
Liên kết website

ĐỀN THỜ THÁI SƯ HOẰNG QUỐC CÔNG ĐÀO DUY TỪ

 

Mùa Đông năm Giáp Tuất (1634), Duy Từ bệnh nặng, Chúa thân hành đến nhà thăm xong, liền mất (17 tháng 10 âm lịch), được 63 tuổi. Chúa thương tiếc khôn nguôi tặng Hiệp mưu Đồng đức Công thần, Đặc tiến Trụ quốc Kim tử Vinh lộc Đại phu, Thái thường Tự khanh, tước Lộc Khê hầu, ban tên Thụy là Trung Lương. Cho đưa về mai táng tại Tùng Châu. Sai lập Đền Thờ ở thôn Cự Tài (Tùng Châu), xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định là do Chúa Sãi cho xây dựng như Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên (viết tắt: LTTB) đã chép, dĩ nhiên kinh phí do nhà nước đài thọ và dĩ nhiên việc thờ phụng cũng do nhà nước tổ chức và chăm sóc. Từ đời Gia Long trở đi, Đền thờ được liệt vào “Điển Thờ của Nhà Nước”, có tự điền tự phụ và hằng năm đến ngày 17 tháng 10 âm lịch là ngày Húy kỵ (Chánh giỗ) của Ông được tổ chức tại Đền thờ thì có “Quan đầu Tỉnh” đến dâng lễ tế gọi là “Quốc Tế”.

 

Ngoài ra Đền thờ còn lập bàn thờ ông Trần Đức Hòa, người xã Bồ Đề, huyện Bồng Sơn, phủ Hoài Nhơn (xã Bồ Đề sang đời Gia Long được chia làm nhiều thôn thuộc Tổng An Sơn và Tổng Tài Lương, trong đó có thôn Hy vẫn thuộc Tổng An Sơn, là quê quán của Trần Đức Hòa). Trần Đức Hòa được phối tế nhưng lời khấn lại ghi: “Khám Lý Cống Quận Công Trần Tiên Sinh chi linh” và bàn thờ người nhà giàu ở huyện Bồng Sơn (Tổng Tài Lương), phủ Quy Nhơn họ Lê, không rõ tên, sau Đào Duy Từ tôn làm đưỡng phụ (cha nuôi) nên trong Đào tộc Phổ hệ chép là “Dưỡng tổ Lê Đại Lang”. Tất cả các sắc phong, gia phả... cũng như Lăng, nhà từ đường, Bồ Đề tự (Chùa Bà) đều thuộc quyền sở hữu, điều hành và quản lý của Đền thờ.

 

Sự tích “Trôi Đầu Trâu” là vào năm 1957 phía sau Đền thờ có con suối chảy qua, trong lúc làm trâu vào dịp Lễ húy kỵ ngày 17 tháng 10 âm lịch (thời gian này hàng năm thường xảy ra bão, lũ) để dâng cúng, sau khi làm xong để đầu trâu trên bờ suối, trời mưa lớn nước lũ trên núi đổ về nhanh quá và đã trôi mất đầu trâu.

 

Các đời Chúa sau phong thêm: “Vỹ quốc Gia mưu Phù vận Tán trị Chi thần”. Lấy ruộng ở phường Đồng Dài thuộc huyện Bồng Sơn cấp làm ngụ lộc. Lại cho mười người cháu cùng họ (được miễn thuế thân) suốt đời lo việc phụng tự.

 

Năm Gia Long thứ 4 (1805), xét sự trạng công thần buổi đầu mở nước, xếp Duy Từ hạng Thượng đẳng, cho thờ ở Thái Miếu, cấp 15 mẫu ruộng làm tự điền, 6 tên coi phu mộ, cho cháu là Duy Tình được tập ấm chức Cai hạp, lịnh cho mỗi đời được một người nối nhau làm Đội Trưởng (Thất phẩm Đội Trưởng) để trông coi việc thờ phụng. Năm thứ 9 (1810), được đưa vào thờ tại miếu Khai Quốc Công Thần.

 

Năm Minh Mệnh thứ (1831), truy tặng Khai Quốc Công Thần, Đặc tiến Vinh Lộc Đại phu, hàm Đông các Đại học Sĩ, chức Thái Sư phong tước Hoằng Quốc Công.

 

Về ruộng cấp thì LTTB cho biết các đời Chúa sau Chúa Sãi đã “lấy ruộng ở phường Đồng Dài thuộc huyện Bồng Sơn cấp làm ngụ lộc”. (huyện Bồng Sơn thời ấy bao gồm cả phần đất 3 huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão ngày nay). Sử cho biết quan lại dưới thời Chúa Nguyễn không lĩnh lương bổng đồng niên hay hàng tháng như sau này mà được cấp ngụ lộc thay lương bằng một trong ba cách:

 

Cấp một số ruộng công, canh tác thu hoa lợi khỏi nộp thuế.

 

Cho phép thu thuế ruộng tại một số xã.

 

Cho phép thu thuế thân của dân trong một số xã.

 

Ở đây không nói rõ số ruộng cấp làm ngụ lộc nhưng theo quan chế thời bây giờ thì Đào Duy Từ được xếp vào hàng “Huân thần = Bề tôi có công lớn” thì được cấp 10 mẫu. Số ruộng này ở phường Đồng Dài (âm Nôm) thuộc huyện Bồng Sơn. Vào thời ấy phường là đơn vị hành chánh vùng ven núi hay ven biển, tương đương cấp xã ở đồng bằng. Nay Đồng Dài là thôn Năng An xã Ân Tín huyện Hoài Ân. Còn 15 mẫu ruộng mà Vua Gia Long cấp làm tự điền thì ở thôn Chánh Mẫn nay thuộc xã Cát Nhơn, huyện Phúc Cát, tục gọi là “ruộng công thần”.

 

LĂNG THÁI SƯ HOẰNG QUỐC CÔNG ĐÀO DUY TỪ

 

Về phần Lăng của Đào Duy Từ thì LTTB cho biết là Chúa Sãi cho đưa linh cữu về Tùng Châu mai táng. Tùng Châu là tên xã thời ấy. Sang đời Gia Long, xã Tùng Châu được chia làm 9 thôn là Cự Tài, Phụng Du, Tấn Thạnh, Tân Bình, Phú Mỹ, Hội Phú, Phú Thọ, Cự Nghi và Cự Lễ đều thuộc tổng An Sơn, nhưng Lăng không ở Cự Tài mà ở 8 nơi. Trong số ấy Lăng tại thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định là Lăng chính (cách Đền thờ ở Cự Tài khoảng 2km), năm Minh Mạng thứ 17 – Bính Thân (1836) vua sai quan sở tại sửa sang phần Lăng.

 

Khu Lăng (mộ) được xây bằng đá ong có 4 trụ, phía trên là hình bông sen, trước đây khuôn viên Lăng rộng 32 mẫu ta # 16 mẫu tây, nay chỉ còn lại diện tích khoảng 150m2, đá xây tường bao quanh bị đổ, vỡ, cây cối mọc um tùm. Án, trụ biểu đều hư hỏng. Bia thì chỉ còn dấu vết trên bệ đặt. Hiện nay chính quyền địa phương cho người dân thuê lại đất để trồng mì, dừa xung quanh và áp sát bao vây làm hư chân lăng và bít kín không có lối vào.

 

Đây là di tích lịch sử, trong hệ thống những di tích còn lại của triều Nguyễn. Một di tích hình như đang bị lãng quên và có nguy cơ trở thành hoang phế. Người dân xung quanh đây cho biết, ngôi Lăng (mộ) đã bị kẻ gian nhiều lần đào bới trộm của quý? trẻ nhỏ hàng ngày chăn trâu, bò vào phóng uế làm mất đi sự tôn nghiêm. Nhìn vẻ hoang tàn, sụp đổ do sự gặm nhấm của thời gian, cộng với nhang khói lạnh lùng khiến mọi người không khỏi chạnh lòng nghĩ đến một ngày kia di tích này có thể bị xóa sổ theo thời gian…

 

ĐÌNH TÙNG CHÂU

 

Đình Tùng Châu (Thành Hoàng) còn được nhân dân gọi "Đình chín xã (thôn)" hay "Đình Cự Tài" là đình xã Tùng Châu thời Chúa Nguyễn (cách Đền thờ ở Cự Tài khoảng 1km). Đình xây dựng từ bao giờ chưa khảo sát được nhưng biết chắc chắn là khi các Chúa sau Chúa Sãi phong Đào Duy Từ làm “Vỹ quốc Gia mưu Phù vận Tán trị Chi thần” đình thờ đã có, dân xã Tùng Châu được Chúa cho phép rước sắc phong thần về thờ Ông làm “Thành Hoàng”. Đình do dân lập nên việc thờ phụng Ông cũng do dân xã Tùng Châu trước kia rồi dân 9 thôn sau này lo lấy. Hằng năm ngoài lệ xuân kỳ thu tế, đến ngày 17 tháng 10 âm lịch Lễ Húy kỵ (Chánh giỗ) Ông thì khi tế xong ở Đền Thờ là đến lượt “Đình Tùng Châu” tế, long trọng không kém.

 

NHÀ TỪ ĐƯỜNG ĐÀO DUY TỪ "ĐỀN THỜ ĐÀO TÁ HÁN "

 

Nhờ công đức to lớn của Ông mà vua Tự Đức “Tự Đức năm thứ 12 (1859)” mới cho xây thêm nhà từ đường Đào Duy Từ (cách đền thờ ở Cự Tài khoảng 7km) tại thôn Ngọc Sơn (Tài Lương), xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định làm nơi thờ tự cha, mẹ của ông "Bàn thờ chính giữa nhà từ đường thờ cha Đào Tá Hán và mẹ Nguyễn Thị Mạch"; "Bàn thờ bên trái nhìn từ ngoài vào là bàn thờ Viễn Tổ"; "Bàn thờ bên phải nhìn từ ngoài vào là bàn thờ Đào Duy Từ" còn hai bên hông là bàn thờ các hậu duệ. Con cháu trong dòng họ ấn định ngày 15, 16 tháng giêng âm lịch hằng năm là do công việc đồng áng đã xong nên rảnh rỗi, tập trung tổ chức chạp mả (tảo mộ) cho cha, mẹ, ông và phu nhân, hậu duệ…

 

ĐÌNH THẦN LẠC GIAO

 

Năm 1932 Vua Bảo Đại đã ban sắc phong Đào Duy Từ là “Thành Hoàng Đình Lạc Giao” tại Buôn Ma Thuột - ĐắkLắk, đình làng đầu tiên của người Kinh lên đây lập nghiệp vào năm 1928.

 

Đào Duy Lộc (sưu tầm - biên soạn)

Theo Sử Việt