“Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” năm 2003. Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội vua đăng quang, băng hà, các lễ hội khác… trong năm của các tiều đại nhà Nguyễn, “trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia”. Nhã nhạc cung đình Huế được chia thành 3 giai đoạn chính.
Thế kỷ XVII – XVIII (1558 - 1777):
Nhà văn hóa lớn Đào Duy Từ (1572 – 1634) là con Đào Tá Hán, theo Khái Sinh Dương Tụ Quán trong quyển “Đào Duy Từ, tiểu sử và thơ văn” do Đông Tây thư quán – Hà Nội ấn hành năm 1944, cho biết Đào Tá Hán nguyên làm Quản giáp đoàn hát của triều đình, sau lên chức Linh quan coi đội Nữ nhạc đời Lê Anh Tông. Đào Duy Từ được vinh danh là Ông tổ lớn nhất (hiện Ông được thờ tại Thanh Bình Từ Đường ở Huế), là người đầu tiên sáng tác một số bài hát, điệu múa, vở hát bội… (vở tuồng “Sơn Hậu”…, một số điệu múa “Hoa Đăng”, “Nữ tướng xuất quân”,…) và đã đưa âm nhạc, điệu múa, hát bội… vào biểu diễn trong cung đình triều Nguyễn và gọi là “Nhã nhạc cung đình Huế” được bắt đầu từ đây. Lộc Khê hầu đã giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1623 - 1634) lập ra một hệ thống lễ nhạc, triều nhạc mới. Các chúa Nguyễn sau tổ chức cung đình lớn của Đàng Trong gồm ban nhạc, đội ca, đội múa đông đảo (theo Đai Nam thực lục Tiền biên). Thời gian này nhạc cung đình Đàng Trong đã khá hoàn chỉnh, phong phú, hấp dẫn, theo những ghi chép và đánh giá của nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán sau chuyến thăm Đàng Trong ở Phú Xuân và được mời xem ca múa nhạc và hát bội ở Phủ Chúa đã khen là rất hay và làm nao lòng người xem. Các giai đoạn sau ngày càng phát triển rực rỡ.
Cuối thế kỷ XVIII – XIX (1778 - 1885):
Theo những sử liệu tham khảo hiện có, đây là thời kỳ vàng son của âm nhạc cung đình Đại Việt – Việt Nam. Sau khi Gia Liều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc, Cung trung chi nhạc đã ảnh hưởng qua lại nhiều với nhạc cổ điển đất nước và con người thính phòng (ca huế, đờn huế) và nhạc tuồng cổ điển, cung đình. Đặc biệt nhiều nhà hát, rạp hát lớn nhỏ của vua, đại thần và dân thường được xây dựng làm nơi biểu diễn nhạc cung đình, nhạc cổ điển, hát bội hay nhạc dân gian: Cửu tư đài trong cung Ninh Thọ, Duyệt thị đường trong hoàng thành, Minh Khiêm đường trong lăng Tự Đức, nhà hát Mai Viên tại tư dinh thượng thư Đào Tấn, rạp hát ông Hoàng Mười …
Năm 1790 vua Quang Trung cho một đoàn ngoại giao sang triều đình nhà Thanh cầu hòa và chúc thọ vua Càn Long 80 tuổi, đoàn quốc nhạc gồm 6 nhạc công và 6 ca công cung đình đã biểu diễn cho hoàng đế nhà Thanh nghe “nhạc phủ từ khúc thập điệu” nổi tiếng trong nhã nhạc cung đình Huế, cũng gọi là 10 bản Tấu, hay 10 bài Ngự.
1802 – 1819: vua Gia Long, Việt tương đội, một tổ chức âm nhạc cung đình lớn được thành lập với 200 nghệ nhân. Vua cho dựng đài thông minh, một sân khấu ca múa nhạc và hát bội trong cung Ninh Thọ.
1820 – 1840: vua Minh Mạng xây dựng nhà hát lớn Duyệt thị đường (1824), đổi Việt tương đội thành Thanh Bình thự, lập thêm một đội nữ nhạc với 50 ca nữ, vũ nữ và cho xây Thanh Bình từ đường (1825) thờ các tổ sư nghệ thuật âm nhạc và hát bội Huế. Trước nhà thờ dựng một tấm bia, sân khấu hát bội và ca vũ nhạc.
"THANH BÌNH TỪ ĐƯỜNG" HUẾ
BẰNG CÔNG NHẬN DI TÍCH LỊCH SỬ "THANH BÌNH TỪ ĐƯỜNG"
1841 – 1883: vua Tự Đức thì âm nhạc cổ điển, nhã nhạc cung đình và hát bội cung đình đạt tới đỉnh cao. Nhà hát Minh Khiêm đường được xây dựng (1864) trong Khiêm cung. Tự Đức đã sáng tác bản nhạc Tứ đại cảnh nổi tiếng. Say mê thơ, nhạc và hát bội hơn chính trị, vua lập nên hiệu thơ phòng để cùng các danh nho trong triều đình xướng học thơ văn, thưởng thức âm nhạc, sáng tác hay nhuận sắc các vở hát bội. Nhà thơ và nhà soạn tuồng lỗi lạc thời Tự Đức là Đào Tấn (1845 - 1907).
Cuối thế kỷ XIX – giữa thế kỷ XX (1885 - 1945):
1858 – 1885: Thực dân Pháp gây chiến tranh và xâm lược. Tháng 8 năm 1885 kinh đô Phú Xuân (Huế) thất thủ. Các vua Nguyễn sau Tự Đức mất hết quyền lực nên âm nhạc cung đình bị giảm sút.
1889 – 1925: vua Thành Thái lập võ can đội và một đội Đồng Ấu (nghệ nhân thiếu niên làm dự bị cho Võ can đội). Tất cả đều hoạt động cầm chừng.
1925 – 1945: vua Bảo Đại, Võ can đổi thành Ba vũ đội gồm cả một đội Đại nhạc và một đội Tiểu nhạc khoảng 100 nghệ nhân hoạt động cầm chừng.
Năm 1942 là năm cuối cùng triều Nguyễn cử hành lễ Tế Nam Giao, cũng là lần cuối cùng Nhã nhạc cung đình Huế được biểu diễn trọng thể trước công chúng.
Ngày 31 tháng 8 năm 1945 trên Ngọ Môn, hoàng đế Bảo Đại triều Nguyễn cuối cùng thoái vị. Nhã nhạc cung đình Huế tạm thời chấm dứt.
ĐÀO DUY LỘC (sưu tầm – biên soạn)
(Theo Sử Việt)