Google Map
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Liên kết mạng xã hội
Quảng cáo
385 385 hinh Lễ Húy kỷ82 ưassa Lễ Huý kỵ 382 383 383 hinh
Thống kê truy cập
Hình ảnh hoạt động
Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 386 Lễ Huý kỵ 385 Lễ Huý kỵ 385 Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ hinh Lễ Húy kỵ 382 Lễ Huý kỵ 384 Lễ Huý kỵ 385
Liên kết website

Đào Duy Từ (Theo Sử Việt nói chung và dòng họ Đào Duy nói riêng không biết ngày sinh, tháng sinh, chỉ biết năm sinh 1572 và mất ngày 17 tháng 10 âm lịch năm 1634 và chúa Sãi cho lập "Đền thờ Đào Duy Từ chính thống xứ Đàng Trong" tại thôn Cự Tài (Tùng Châu), xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), người ở làng Hoa Trai, xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hoa nay thuộc làng Giáp Nỗ, xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Cha là Đào Tá Hán chỉ là một anh kép hát, nhưng Khái Sinh Dương Tụ Quán trong quyển “Đào Duy Từ, tiểu sử và thơ văn” do Đông Tây thư quán – Hà Nội ấn hành năm 1944, cho biết Đào Tá Hán nguyên làm Quản giáp đoàn hát của triều đình, sau lên chức Linh quan coi đội Nữ nhạc đời Lê Anh Tông. Ông nội của Đào Duy Từ là Đào Duy Trung, Đào Tá Hán sau nhờ có con (Đào Duy Từ) quí hiển mà được truy tặng tước Xuân Bảng Bá, mẹ Duy Từ là Nguyễn Thị Mạch cũng được ban tên thụy là Dung Thuận (có tài liệu nói tên của bà là Vũ Thị Kim Chi, có lẽ giai thoại đã thay tên đổi họ để tránh sự trả thù của Chúa Trịnh).

 

“Sinh ra đã khác lạ hơn người, hiểu rộng kinh sử, thông thạo văn chương, tinh rành Thiên văn, Địa lý Sấm vĩ và Thuật số”.

 

“Đào Duy Từ thông minh, học rộng, biết nhiều, đã đỗ Á Nguyên khoa thi Hương khi ông mới 21 tuổi dưới cái tên mang khai là Vũ Duy Từ, sau đó việc bại lộ triều đình đánh tuột Á Nguyên, lột áo mão đuổi về quê quán, mẫu thân Ông nghe tin tự vẫn chết”.

 

“Nghe Thái Tổ Hoàng Đế triều ta, làm nhiều việc nhân đức, thương dân chuộng sĩ, hào kiệt… nên ông quyết ý vào Nam”.

 

Đào Duy Từ rời quê hương lên đường vào Nam khoảng trung tuần tháng mười năm Vĩnh Tộ thứ 7, Ất Sửu (1625). Ở huyện Vũ Xương (Quảng Bình) hơn một tháng rồi đi lần vào Nam. Đến huyện Bồng Sơn phủ Quy Nhơn có lẽ vào đầu Hạ năm sau, Vĩnh Tộ thứ 8, Bính Dần (1626), ở tạm hàng cơm, kể chuyện dân gian” hay “hát rong” để độ nhật rồi ở chăn trâu tại nhà Lê Phú Ông, sau Đào Duy Từ tôn làm dưỡng phụ (cha nuôi) “Dưỡng Tổ Lê Đại Lang”. Lúc này Duy Từ đã nửa đời người (tức trên 50 tuổi) qua câu nói của Duy Từ trả lời Lê phú ông: “Hướng hành niên tương dĩ bán sinh… = vả lại nay đã nửa đời người…”. Người đời sau có câu thơ khen Đào Duy Từ như sau:

 

Chí ngút trời cao khó nổi danh,

 

Sớm rời cửa Bắc đến Nam doanh.

 

Mây hồng muôn dặm xem rồng đấu,

 

Tuyết động từng không ngắm hổ tranh,

 

Nán ở đất Tần theo Nịnh Thích (1)

 

Nhân chơi Sằn đã học Y Khanh (2)

 

Phải chăng chẳng gặp vua hiền sáng,

 

Trọn kiếp cùng người vẫn ở canh!

 

Khám Lý và Tuần Phủ là chức danh đặt riêng cho viên quan đứng đầu phủ Quy Nhơn và phủ Quảng Ngãi thời bấy giờ.

 

Trần Đức Hòa người xã Bồ Đề, huyện Bồng Sơn, phủ Hoài Nhơn (xã Bồ Đề sang đời Gia Long được chia làm nhiều thôn thuộc Tổng An SơnTổng Tài Lương, trong đó có thôn Hy vẫn thuộc Tổng An Sơn, là quê quán của Trần Đức Hòa). Căn cứ vào các đạo sắc phong ông bà nội Trần Đức Hòa do Vua Lê Anh Tông ban vào năm Chánh Trị thứ 7 (1564) mà con cháu ông Hòa còn giữ được thì tổ phụ ông Hòa, ít ra là từ đời ông nội, đã lập nghiệp tại xã Bồ Đề. Nhờ có cha là Trần Ngọc Phân làm quan tới chức phó tướng dinh Quảng Nam tước Dương Đàm hầu mà ông Hòa được tập ấm chức Hoằng tín Đại phu, sau theo Tiết chế Trịnh Tùng đi đánh họ Mạc, có quân công được phong Cống Quận Công vào năm Quang Hưng thứ 8 (1584) và được cử giữ chức Khám Lý phủ Quy Nhơn. Ông được Chúa Tiên rồi Chúa Sãi tin cậy, “Đại Nam thực lục tiền biên” (viết tắt: TLTB) và “Nam triều Công nghiệp Diễn chí” (viết tắt: CNDC) đều chép là ông được Chúa Sãi nhận làm nghĩa đệ (em kết nghĩa).

 

Vài ba tháng sau, qua buổi bình văn tại nhà Lê phú ông, Duy Từ đã để lộ chân tướng nên không còn chăn trâu nữa mà được Lê Phú Ông giới thiệu đến nương nhờ Cống Quận Công Trần Đức Hòa và gả con gái cho Ông. Duy Từ thường ngâm bài “Ngọa Long Cương” bằng chữ Nôm, tự ví mình với Gia Cát Lượng. Đức Hòa xem khúc ngâm, nói: “Duy Từ là Ngọa Long đời nay vậy!”. Người đời sau nhân đó có thơ bình tán Lộc Khê rằng:

 

Huyền vi trù nghĩ đã bao ngày,

 

Hiển hách cao danh thật sáng thay.

 

Ngọc tỏa non cao người chẳng biết,

 

Châu chìm nước biếc chúng khôn hay.

 

Gió mây rồi có ngày mây gió,

 

Cá nước đâu hơn cá nước này.

 

Một sớm sấm vang theo mưa xối,

 

Ao tù vùng vẫy thấy rồng bay!

 

Tháng 5 năm sau, Vĩnh Tộ thứ 9 (1627), Trần Đức Hòa nghe tin quân Chúa Sãi vừa đánh thắng quân Trịnh ở cửa Nhật Lệ liền về Vương phủ tại Thuận Hóa để chúc mừng, nhân đó tiến cử Duy Từ lên Sãi vương. Duy Từ đến yết. Chúa mặc áo trắng, mang hài xanh, ra cửa ngách đứng đợi. Duy Từ từ xa trông thấy tức thì dừng lại, chẳng bước tới. Chúa biết ý (bèn trở vào phủ) lập tức mặc áo đội mão chỉnh tề, rồi sau đó mới cho triệu Duy Từ, Duy Từ vào phủ lạy chào. Chúa trò chuyện với Duy Từ, hài lòng lắm bèn nói: “Sao, khanh đến muộn thế?”. Tức thì phong Duy Từ chức Nha úy Nội tán, tước Lộc Khê hầu, quản lý việc quân cơ trong dinh ngoài trấn, nhân đó có thơ vịnh rằng:

 

Nắng rọi sao ngời chiếu khắp miền,

 

Quân thần tựa nước cá ưa duyên.

 

Kế mưu trù tính quy mô lớn,

 

Chính sự khuông phù xã tắc yên.

 

Chí mạnh tôn vua nuôi hoài bão,

 

Lòng son giúp chúa gánh ưu phiền.

 

Ông đã có quyết sách thành lập Nhà Nước xứ Đàng Trong nên đã đưa ra đề xuất với Chúa Sãi việc tách rời khỏi triều đình Lê – Trịnh ở xứ Đàng Ngoài. Ông là tổng công trình sư của các hệ thống thành lũy để giữ vững bờ cõi, xây dựng thể chế chính trị cũng như xây dựng các hệ thống văn bản pháp quy (hành chính, nghĩa vụ quân sự, thi tuyển công chức,…) để thực hiện việc điều hành và quản lý xứ Đàng Trong (Đất Nước mới thành lập). Nhờ các sáng kiến của Ông mà xứ Đàng Trong đã được giữ vững và mở rộng bờ cõi trải dài từ sông “Gianh” đến “Mũi Cà Mau” mà đặc biệt là hai (02) thực thể trên Biển Đông đó là “Hoàng Sa”“Trường Sa” nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất lớn (tài nguyên sinh vật, phi sinh vật, giao thông vận tải, du lịch…). Biển Đông là tuyến đường biển thương mại sầm uất bậc nhất trên thế giới nối liền giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương với giá trị thương mại # 5,000 tỷ USD/năm. Hiện nay đất nước Việt Nam như tấm lụa mềm mại hình chữ “S” từ “cột cờ Lũng Cú - Hà Giang” (trước kia là ải Nam Quan) đến “mũi Cà Mau” và đặc biệt là hai (02) ánh hào quang soi sáng Biển Đông là “Hoàng Sa”“Trường Sa”.

 

Mùa đông năm Kỷ Tỵ (1629), Trịnh Tráng bàn (với đình thần) muốn xâm lược miền Nam, (bèn) trước sai Nguyễn Khắc Minh đệ sắc thư (vào Thuận Hóa) tấn phong Chúa làm Thái phó tước Quốc Công, lịnh giục (Chúa) về Đông Đô đi đánh giặc”. “Khắc Minh đến, Chúa họp quần thần bàn bạc, Duy Từ thưa: “Đây là họ Trịnh giả mệnh vua Lê mà nhử ta”. Thụ sắc mà không về kinh bái mệnh, ắt chúng có cớ khiển trách. Nếu không thụ sắc ắt chúng động binh, một phen gây chuyện hiềm khích ở biên giới thì chẳng phải là phước cho dân chúng sinh sống nơi ấy. Huống chi ta thành quách chưa củng cố, quân sĩ chưa luyện tập, địch kéo đến làm sao chống đỡ? Chi bằng hãy nhận sắc phong, khiến chúng chẳng ngờ, ta có thời gian để tổ chức việc phòng thủ bờ cõi ngoài biên, rồi sau đó dùng kế trả sắc, thì chúng làm gì được ta?. Chúa nghe theo, hậu đãi sứ giả, khiến về”.

 

“Duy Từ khuyên Chúa đoạt tiền thuế đóng hằng năm cho họ Trịnh, Chúa cho là khó. Duy Từ đối diện Chúa, thưa rằng: “Thần nghe: Tuy có trí tuệ chẳng bằng thừa thế. Đức tiên vương ta, vũ lược tài giỏi hơn người, mưu mô thì sáng suốt và nhạy bén, chẳng phải chẳng đủ sức chiếm cứ đất đai. Thế mà trong thời gian qua, thuộc tướng tại ba Ty đều là người do họ Trịnh phái vào thay người của ta, nhất cử nhất động của ta đều bị chúng khiển chế. Bởi đó phải ẩn nhẫn cho tới ngày nay”. Nay Chúa thượng một mình nắm quyền chính, tự mình cắt đặt quan liêu, một lời nói ra nào ai dám trái mệnh? Thần xin hiến một phương sách ắt không phải nộp thuế hằng năm nữa mà còn đủ sức giữ lấy bờ cõi đất đai, nghiệp lớn có thể thành vậy”.

 

Chúa hỏi phương sách, Ông thưa: “Ôi! Nghiệp Vương nghiệp bá mà làm nên, cốt yếu tại vạn toàn. Người xưa bảo: “chẳng chịu một phen vất vả thì chẳng được thong thả nhiều ngày. Chẳng chịu tạm thời tốn phí thì chẳng có yên ổn lâu dài”. Thần xin Chúa thượng phát quân dân hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam đắp lũy dài từ trên núi Trường Dục đến cuối bãi cát Hạc Hải. Nhân địa thế mà làm cho thành hiểm trở thì việc phòng thủ ở biên giới được vững vàng, quân địch kia dẫu kéo đến cũng không làm gì được”. Chúa nghe theo. Mùa xuân năm Canh Ngọ (1630), đại phát dân binh đắp lũy Trường Dục, hơn tháng thì lũy thành”.

 

Lũy Trường Dục là một trường thành bằng đất, bắt đầu từ làng Trường Dục, dưới chân núi Trường Sơn, chạy tới phá Hạc Hải (Thạch bàn Hải nhi). Lũy dọc theo sông Rào Đá, đến chỗ giáp sông Nhật Lệ, lại sông này ngược lên tả ngạn đến làng Quảng Xá, đi qua địa phận các làng Trường Dục, Xuân Dục, Cổ Hiền, tới Đình Thôn. Lũy dài 2.500 trượng (khoảng 10 đến 12 cây số), có nơi cao đến 3 thước tây, chân rộng từ 6 đến 8 thước tây. Trong lũy Trường Dục có dinh để các quan ở, các trại lính và kho lương, theo hình chữ dĩ ở trong chữ hồi, nên lũy này còn gọi là “Hồi văn lũy”.

 

Duy Từ xin Chúa sai thợ làm cái mâm đồng hai đáy “chiếc mâm lịch sử”, giữa dấu đạo sắc, trên bày đủ vàng lụa và phẩm vật, lấy viên quan làm ở ty Tướng thần lại là Văn Khuông làm tạ ân sứ. Duy Từ soạn sẵn hỏi đáp hơn 10 điều, truyền dạy cho Văn Khuông rồi cho đi. Văn Khuông đến Đông Đô, Trịnh Tráng gọi vào hỏi, Văn Khuông kiên trì biện bác không chịu khuất, Tráng cả tinh, bèn đãi Văn Khuông rất hậu. Văn Khuông nhân đó đem mâm vàng dâng lên rồi nhân lúc rảnh rỗi dạo chơi mà đi. Kịp đến khi (Trịnh Tráng cho) phá cái mâm thì thấy bên trong dấu một đạo sắc cùng một tờ thiếp viết:

 

“Mâu nhi vô dịch,

 

Mịch phi kiến tích,

 

Ái lạc tâm trường,

 

Lực lai tương địch”.

 

Tráng bảo quần thần xem, chẳng ai giải được. Chỉ có Thiếu Úy Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613, trong khi sự kiện này xảy ra 1630 nên không chính xác) biết, thưa rằng:

 

*  Chữ “Mâu” mà bỏ nét vạch ở bên nách thì là chữ “Dư”.

 

*  Chữ “Mịch” mà chẳng có chữ kiến thì là chữ “Bất”.

 

*  Chữ “Ái” mà rơi mất chữ tâm ở trong ruột thì là chữ “Thụ”.

 

*  Chữ “Lực” và chữ lai đều đứng sát bằng vai nhau thì là chữ “Sắc”.

 

“Đây là ẩn ngữ Dư bất thụ sắc = Ta chẳng nhận sắc”. Tráng cả giận, sai người đuổi theo thì Văn Khuông đã bỏ đi rồi. Tráng muốn phát binh đánh, gặp lúc Cao Bằng và Hải Dương báo biến, bèn thôi. Văn Khuông về, Chúa mừng nói: “Duy Từ là Tử Phòng, Khổng Minh đời nay vậy”. Bèn trọng thưởng Duy Từ, thăng Văn Khuông lên chức Cai hạp”.

     Người đời sau có thơ rằng:

 

Văn Khuông trả sắc đã về xong,

 

Đất Bắc vua tôi những thẹn thùng.

 

Khí giận xông trời mài vuốt cọp,

 

Mây oan rợp đất vẫy đuôi rồng.

 

Biển sâu thân ngắn giun khôn vượt,

 

Núi nặng càng con bọ hóa khùng.

 

Nam chúa sơn hà gồm một mối,

 

Muôn nơi sứ chúc dội non Tung!

 

“Mùa Đông năm này, (Duy Từ) khuyên Chúa phái binh lấy Nam Bố Chánh, lấy đó mà bền giữ bờ cõi Nam bang. Chúa bèn sai Nguyễn Đình Hùng, bất ngờ đánh úp chém Tri châu Nguyễn Tịch mà chiếm đất, lấy Linh Giang làm địa giới, biên tên dân làm lính, đặt thành 24 đội thuyền”.

 

Đội và thuyền là đơn vị trong quân đội chúa Nguyễn. Thời bấy giờ quân đội Chúa Nguyễn có Bộ binh, Thủy binh và Tượng binh, chia làm thuyền, đội, cơ, dinh. Thuyền là đơn vị thấp nhất, gồm 30, 40, 50 có khi hơn 100 lính. Đội có 4 hoặc 5 thuyền gồm 220 hoặc đến 500 lính. Vậy khi biên tên dân tại châu Nam Bố Chính để làm lính thì 24 đội có 96 hoặc 120 thuyền, gồm 5.280 hoặc 12.000 lính. Con số này có nhiều lắm chăng? Hoặc giả 24 đội thuyền là con số tính gộp vừa đội lẫn thuyền không nằm trong phiên chế đội?

 

“Mùa thu năm Tân Mùi, niên hiệu Đức Long thứ ba (1631), Duy Từ nói cùng Chúa rằng: “Thần quan sát từ cửa biển Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu ở Động Hồi (Đồng Hới), bên ngoài có khe suối, bùn lầy đọng sâu, nhân đấy làm hào, bên trong đắp lũy dài thì còn hiểm trở gấp mười lũy Trường Dục”. Chúa cho là rất khó. Duy Từ bèn cáo bệnh (không vào hầu, ở nhà) mượn cớ ngâm vịnh mà làm thơ phúng thích lời rất khích thiết, Chúa mới chịu cho.

 

“Muôn sự đã ngoài chăng ước nữa.

 

Ước tôi hay gián Chúa hay nghe!”

 

Chúa lệnh cho Duy Từ cùng Hữu Dật chỉ huy lính thú ra biên thùy theo đồ án thiết kế mà họp dân khởi công đắp Trường lũy (tục gọi lũy Thầy, tức nay là Định Bắc trường thành). Vài tháng lũy thành, cao 1 trượng 5 thước, dài hơn 3.000 trượng. Nghiễm nhiên trở thành quan ải rất ách yếu giữa Nam Bắc. Lại thêm tại các cửa biển Nhật Lệ, Minh Linh đều có rào bằng dây xích sắt, tạo thành cái thế cắt ngang giữa hai miền”.

 

“… Lũy Trường Dục, lũy Nhật Lệ hay còn gọi là “Lũy Thầy” do Tổng công trình sư của Lộc Khê Hầu vạch ra “đồ bản và trực tiếp chỉ huy thi công xây lũy”, đã giữ một vai trò rất quan trọng trong chiến tranh với họ Trịnh, và chính nhờ các công trình kiến trúc ấy mà các Chúa Nguyễn đã đẩy lui tất cả các cuộc xâm nhập của quân Trịnh vì Đào Duy Từ xứng đáng là “Thầy Chúa” đắp lên”.

 

“Duy Từ khéo can gián, Chúa nhiều vị nể nên thường nghe theo. Ông thường khuyên Chúa lập phép duyệt tuyển để chọn đinh tráng làm lính (nghĩa vụ quân sự ngày nay) và thi hành phép khảo thí để thu nhận nhân tài” (thi công chức ngày nay). “… Các Chúa Nguyễn không mở trường đại học công, để dân gian tùy ý lập trường tư dạy học, chính quyền chỉ tổ chức các kỳ thi”. Việc học hành và thi cử dưới thời các Chúa Nguyễn rất thực dụng về việc chọn người tài: cốt chọn cho được người am hiểu việc Nước để đáp ứng với nhu cầu dùng người lúc bấy giờ hơn là mặt văn chương. Tuy thế, “văn mạch vẫn nối liền không dứt”, như nhận xét của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”. Được như thế không thể quên công người mở đường: “Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ”.

Thơ rằng:

 

Ngời ngời tinh đẩu sáng bầu trời,

 

Chỉ thấy Đào Từ gắng giúp đời.

 

Tráng sĩ cần vương mong giúp rập,

 

Lòng son báo nước nắm cơ thời.

 

Quyết tìm mưu lược yên bốn cõi,

 

Hiển đạt thanh danh khắp mọi nơi.

 

Mong chúa phương Nam mau thống nhất,

 

Thăng Long về lại khỏi chê cười!

 

“ Mùa Đông năm Giáp Tuất (1634), Duy Từ bệnh nặng, Chúa thân hành đến nhà thăm, Duy Từ khóc, nói: “Thần may mắn gặp Chúa Thượng sáng suốt, đãi ngộ bấy lâu mà sự báo đáp chưa được mảy may. Nay bệnh đến nỗi này, còn nói chi nữa!” Xong, liền mất (17 tháng 10 âm lịch), được 63 tuổi. Chúa thương tiếc khôn nguôi tặng Hiệp mưu Đồng đức Công thần, Đặc tiến Trụ quốc Kim tử Vinh Lộc Đại phu, Thái thường Tự khanh, tước Lộc Khê hầu, ban tên Thụy là Trung LươngCho đưa về mai táng tại Tùng Châu. Sai lập Đền thờ phụng tại (làng Tùng Châu) Cự Tài, xã Hoài Phú, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định".

 

Các đời Chúa sau phong thêm: “Vỹ quốc Gia mưu Phù vận Tán trị Chi thần”. Lấy ruộng ở phường Đồng Dài thuộc huyện Bồng Sơn cấp làm ngụ lộc. Lại cho mười người cháu cùng họ (được miễn thuế thân) suốt đời lo việc phụng tự.

 

Năm Gia Long thứ 4 (1805), xét sự trạng công thần buổi đầu mở nước, xếp Duy Từ hạng Thượng đẳng, cho thờ ở Thái Miếu, cấp 15 mẫu ruộng làm tự điền, 6 tên coi phu mộ, cho cháu là Duy Tình được tập ấm chức Cai hạp, lịnh cho mỗi đời được một người nối nhau làm Đội Trưởng (Thất phẩm Đội Trưởng) để trông coi việc thờ phụng. Năm thứ 9 (1810), được đưa vào thờ tại miếu Khai Quốc Công Thần.

 

Năm Minh Mệnh thứ (1831), truy tặng Khai Quốc Công Thần, Đặc tiến Vinh Lộc Đại phu, hàm Đông các Đại học Sĩ, chức Thái Sư phong tước Hoằng Quốc Công. Năm thứ 17 (1836) sai quan sở tại sửa sang phần mộ.

 

Năm 1932 Vua Bảo Đại đã ban sắc phong Đào Duy Từ là Thành Hoàng Đình Lạc Giao tại Buôn Ma Thuột - ĐắkLắk, đình làng đầu tiên của người Kinh lên đây lập nghiệp vào năm 1928.

 

Duy Từ có đầy đủ văn tài, võ lược, phụ chánh 8 năm, công cao rạng rỡ, đứng đầu hàng bề tôi có công mở nước. Sinh thời có làm sách “Hổ Trướng Khu Cơ” (Binh pháp), “Ngọa Long Cương Ngâm” (nội dung nói về Khổng Minh thời Tam Quốc khi còn ở chốn lều tranh), “Tư Dung Vãn” (ca ngợi cửa biển Tư Hiền ở Thừa Thiên),… còn lưu truyền đến ngày nay.

 

Đào Duy Từ là Ông tổ lớn nhất đã sáng tác và đưa âm nhạc, điệu múa, hát bội… vào trong cung đình triều Nguyễn và sau gọi là “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” năm 2003. Ông viết các vở tuồng “Sơn Hậu”… và một số điệu múa “Hoa Đăng”, “Nữ tướng xuất quân”,…. Hiện Ông được thờ tại "Thanh Bình Từ Đường" ở Huế.

 

Về phần Lăng mộ của Đào Duy Từ thì “Đại Nam Liệt truyện Tiền biên” (viết tắt: LTTB) cho biết là Chúa Sãi cho đưa linh cữu về Tùng Châu mai táng tại Tùng Châu là tên xã thời ấy. Sang đời Gia Long, xã Tùng Châu được chia làm 9 thôn là "Cự Tài, Phụng Du, Tấn Thạnh, Tân Bình, Phú Mỹ, Hội Phú, Phú Thọ, Cự Nghi và Cự Lễ" đều thuộc Tổng An Sơn. Trong đó Cự Tài là thôn chính vì ở giữa xã Tùng Châu trước kia (con cháu Đào Duy Từ sinh sống tại đây rất đông từ xưa cho đến nay), có đình chung cho 9 thôn. Nhưng mộ không ở Cự Tài mà ở 8 nơi. Trong số ấy, hiện nay Lăng "Phụng Du (Hoài Hảo)" là Lăng chính (cách Đền thờ Cự Tài khoảng 2km).

 

 

Về đền thờ LTTB cho biết ngay sau khi đưa linh cữu Duy Từ về quàn tại nhà ở Tùng Châu, có mệnh quan của Chúa phái về tế điện trọng thể, rồi mới đưa đi an táng. Chúa Sãi ra lệnh lập đền thờ Ông tại đây (1634). Ông được thờ ở 2 nơi là Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ ở thôn Cự Tài (Tùng Châu), xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định Đình Tùng Châu (Thành Hoàng) và còn được nhân dân gọi Đình chín xã (thôn) hay "Đình Cự Tài". Sau Đình Tùng Châu (cách Đền thờ ở Cự Tài khoảng 1km) đã bị tiêu hủy do tiêu thổ kháng chiến (nay Nhà Nước nên phục dựng lại Đình Tùng Châu để giá trị văn hóa lịch sử dân tộc được trường tồn) và chỉ còn lại Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ ỏ thôn Cự Tài (Tùng Châu), xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, tính đến năm 2016 đã tồn tại được 382 năm “gần 4 thế kỷ”. Nhờ công đức to lớn và được tôn là "Thượng đẳng thần" mà vua Tự Đức “Tự Đức thứ 12 (1859)” mới cho xây thêm nhà từ đường Đào Duy Từ để làm nơi thờ tự Đào Tá Hán và Nguyễn Thị Mạch (Vũ Thị Kim Chi) là cha mẹ của Ông (cách Đền Thờ ở Cự Tài khoảng 7km) tại thôn Ngọc Sơn (Tài Lương), xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định là nơi thờ cha, mẹ ông, tính đến năm 2016 mới tồn tại được “157 năm”. Cho nên nhà từ đường họ Đào Duy, Bồ Đề Tự (Chùa Bà), các Lăng (mộ) Đào Duy Từ đều thuộc quyền sở hữu, điều hành và quản lý của Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ ở thôn Cự Tài (Tùng Châu), xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định và việc này đã được thực hiện từ xưa cho đến nay.

 

     

 

                   

TỪ ĐƯỜNG ĐÀO DUY TỪ "ĐỀN THỜ ĐÀO TÁ HÁN"


NGỌC SƠN (TÀI LƯƠNG) - HOÀI THANH TÂY - HOÀI NHƠN - BÌNH ĐỊNH

 

Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ ở thôn Cự Tài (Tùng Châu), xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định do Chúa Sãi cho xây dựng (1634) như LTTB đã chép, kinh phí do nhà nước đài thọ và dĩ nhiên việc thờ phụng cũng do nhà nước tổ chức và chăm sóc. Từ đời Gia Long trở đi, Đền thờ được liệt vào “Điển Thờ của Nhà Nước”, có tự điền tự phụ và hằng năm đến ngày 17 tháng 10 âm lịch là ngày Húy kỵ (Chánh giỗ) của Ông được tổ chức tại Đền thờ thì có “Quan đầu Tỉnh” đến dâng lễ tế gọi là “Quốc Tế”.

 

Ngoài ra Đền thờ còn lập bàn thờ ông Trần Đức Hòa, người xã Bồ Đề, huyện Bồng Sơn, phủ Hoài Nhơn (xã Bồ Đề sang đời Gia Long được chia làm nhiều thôn thuộc Tổng An Sơn và Tổng Tài Lương, trong đó có thôn Hy vẫn thuộc Tổng An Sơn, là quê quán của Trần Đức Hòa). Trần Đức Hòa được phối tế nhưng lời khấn lại ghi: “Khám Lý Cống Quận Công Trần Tiên Sinh chi linh” và bàn thờ người nhà giàu ở huyện Bồng Sơn (Tổng Tài Lương), phủ Quy Nhơn họ Lê, không rõ tên, sau Đào Duy Từ tôn làm đưỡng phụ (cha nuôi) nên trong Đào tộc Phổ hệ chép là “Dưỡng tổ Lê Đại Lang”. Tất cả các sắc phong, gia phả... cũng như Lăng, nhà từ đường, Bồ Đề tự (Chùa Bà) đều thuộc quyền sở hữu, điều hành và quản lý của Đền thờ. 

 

Sự tích “Trôi Đầu Trâu” là vào năm 1957 phía sau Đền thờ có con suối chảy qua, trong lúc làm trâu vào dịp Lễ húy kỵ ngày 17 tháng 10 âm lịch (thời gian này hàng năm thường xảy ra bão, lũ) để dâng cúng, sau khi làm xong để đầu trâu trên bờ suối, trời mưa lớn nước lũ trên núi đổ về nhanh quá và đã trôi mất đầu trâu. 

 

Đình Tùng Châu (Thành Hoàng) và còn được nhân dân gọi Đình chín xã (thôn) hay "Đình Cự Tài" là đình xã Tùng Châu thời Chúa Nguyễn (cách Đền thờ ở Cự Tài khoảng 1km). Đình xây dựng từ bao giờ chưa khảo sát được nhưng biết chắc chắn là khi các chúa sau chúa Sãi phong Đào Duy Từ làm “Vỹ quốc Gia mưu Phù vận Tán trị Chi thần” đình thờ đã có, dân xã Tùng Châu được chúa cho phép rước sắc phong thần về thờ Ông làm “Thành Hoàng”. Đình do dân lập nên việc thờ phụng Ông cũng do dân xã Tùng Châu trước kia rồi dân 9 thôn sau này lo lấy. Hằng năm ngoài lệ xuân kỳ thu tế, đến ngày 17 tháng 10 âm lịch Lễ Húy kỵ (Chánh giỗ) Ông thì khi tế xong ở Đền Thờ Thái Sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ ở thôn Cự Tài (Tùng Châu), xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định là đến lượt “Đình Tùng Châu” tế, long trọng không kém. Ngày 15, 16 tháng giêng âm lịch hằng năm con cháu chạp mả (tảo mộ) cho cha, mẹ của ông, hậu duệ. ., cúng tại Từ đường Đào Duy Từ (bàn thờ Đào Tá Hán và Nguyễn Thị Mạch nằm chính giữa) tại thôn Ngọc Sơn (Tài Lương), xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.